Ngày 16 tháng 12 là ngày gì? Tư lệnh Quân khu có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?

Ngày 16 tháng 12 là ngày gì? Tư lệnh Quân khu có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì? Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Tư lệnh Quân khu?

Ngày 16 tháng 12 là ngày gì?

Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Chính quyền cách mạng vừa mới được thành lập, đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách. Ở miền Nam, thực dân Pháp núp bóng quân Anh, quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa.

Với chiêu bài giải giáp quân Nhật, hơn 20 vạn quân Tưởng kéo theo bọn tay sai, phản động tràn vào miền Bắc, ra sức chống phá cách mạng nước ta. Cùng với đó là nạn đói khủng khiếp và nạn dốt do hậu quả của nhiều năm dưới ách thống trị của thực dân phong kiến gây ra.

Để đáp ứng yêu cầu chỉ đạo hoạt động tác chiến trên từng hướng chiến lược, ngày 15 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Chiến khu 4.

Sau một thời gian ngắn làm công tác chuẩn bị, ngày 16 tháng 12 năm 1945, cùng với Bộ Chỉ huy và các cơ quan Chiến khu, Phòng Chính trị được thành lập, đồng chí Trần Văn Quang làm Trưởng phòng và một số cán bộ, nhân viên được điều động về từ các địa phương và các chi đội giải phóng quân.

Như vậy, ngày 16 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống Cục Chính trị Quân khu 4.

Ngày 16 tháng 12 là ngày gì? Tư lệnh Quân khu có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?

Ngày 16 tháng 12 là ngày gì? Tư lệnh Quân khu có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì? (Hình từ Internet)

Tư lệnh Quân khu có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?

Căn cứ Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan:

Điều 15. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
a) Đại tướng:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
b) Thượng tướng, Đô đốc Hải quân:
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân không quá sáu;
Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng không quá ba;
Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;
c) Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân:
Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ;
Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt Nam;
Giám đốc, Chính ủy các học viện: Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Quân y;
[...]

Theo quy định trên, Tư lệnh Quân khu Quân đội nhân dân Việt Nam có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân

Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Tư lệnh Quân khu?

Căn cứ Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan:

Điều 25. Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.

Theo quy định trên, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tư lệnh Quân khu Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;