Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ khi nào?

“Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam” ra đời từ khi nào? Quân nhân chuyên nghiệp có cấp bậc quân hàm nào?

Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ khi nào?

Ngày 22/12/1944, dưới lá cờ đỏ sao vàng, 34 cán bộ, chiến sĩ Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã long trọng tuyên đọc Mười lời thề danh dự.

Như vậy, “Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam” ra đời từ ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944)

Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam (từ 1976 đến nay):

Chúng tôi, quân nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam, lấy danh dự người chiến sĩ cách mạng, xin thề dưới lá cờ vinh quang của Tổ quốc:

1. Hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu thực hiện một nước Việt Nam hòa bình độc lập và xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

“Xin thề”

2. Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác.

“Xin thề”

3. Không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước Xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, rèn luyện ý chí chiến đấu kiên quyết và bền bỉ, thắng không kiêu, bại không nản, dù gian lao khô hạnh cũng không sờn lòng, vào sống ra chết cũng không nản chí " Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".

“Xin thề”

4. Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, triệt để chấp hành điều lệnh, điều lệ, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và tác phong chính quy, xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu.

“Xin thề”

5. Nêu cao tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, làm tròn nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội làm tròn nhiệm vụ quốc tế. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

“Xin thề”

6. Luôn luôn cảnh giác tuyệt đối giữ bí mật quân sự và bí mật quốc gia. Nếu bị địch bắt dù phải chịu cực hình tàn khốc thế nào cũng cương quyết một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, không bao giờ phản bội xưng khai.

“Xin thề”

7. Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt trên tình thương yêu giai cấp; hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận; thực hiện toàn quân một ý chí.

“Xin thề”

8. Ra sức giữ gìn vũ khí trang bị, quyết không để hư hỏng hoặc rơi vào tay quân thù. Luôn nâng cao tinh thần bảo vệ của công không tham ô, lãng phí

9. Khi tiếp xúc với nhân dân làm đúng ba điều nên: Kính trọng dân - Giúp đỡ dân - Bảo vệ dân

Và ba điều răn: Không lấy của dân - Không dọa dân - Không quấy nhiễu dân

Để gây lòng tin cậy, yêu mến của nhân dân, thực hiện quân với dân một ý chí.

“Xin thề”

10. Giữ vững phẩm chất tốt đẹp và truyền thống quyết chiến quyết thắng của quân đội nhân dân, luôn tự phê bình và phê bình, không làm điều gì hại tới danh dự của quân đội và quốc thể nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

“Xin thề”

“Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam” ra đời từ khi nào?

Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ khi nào? (Hình từ Internet)

Quân nhân chuyên nghiệp có cấp bậc quân hàm nào?

Căn cứ Điều 16 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp như sau:

[1] Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương, gồm:

- Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp

- Trung tá quân nhân chuyên nghiệp

- Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp

- Đại úy quân nhân chuyên nghiệp

- Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp

- Trung úy quân nhân chuyên nghiệp

- Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp

[2] Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm:

- Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp

- Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp

- Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp

Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp:

Điều 17. Thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình như sau:
a) Phục vụ có thời hạn ít nhất là 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp;
b) Phục vụ cho đến hết hạn tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm:
a) Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;
b) Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;
c) Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.
[...]

Như vậy, hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp như sau:

- Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi

- Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi

- Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi

Tác giả:
Lượt xem: 0
Cùng chủ đề
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;