Mẫu Đơn xin vào Đảng chuẩn pháp lý năm 2025?

Mẫu Đơn xin vào Đảng chuẩn pháp lý năm 2025? Hồ sơ đảng viên gồm những giấy tờ gì? Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có được chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng không?

Mẫu Đơn xin vào Đảng chuẩn pháp lý năm 2025?

Căn cứ Mẫu 1-KNĐ Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 hướng dẫn mẫu Đơn xin vào Đảng như sau:

Tải về Mẫu Đơn xin vào Đảng chuẩn pháp lý năm 2025

Mẫu Đơn xin vào Đảng chuẩn pháp lý năm 2025?

Mẫu Đơn xin vào Đảng chuẩn pháp lý năm 2025? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đảng viên gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ Mục 2 Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 hướng dẫn quản lý hồ sơ đảng viên, phát thẻ đảng viên, giwois thiệu sinh hoạt đảng:

II. QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐẢNG VIÊN, PHÁT THẺ ĐẢNG VIÊN, GIỚI THIỆU SINH HOẠT ĐẢNG
Tổ chức thực hiện công tác phát thẻ đảng viên, quản lý hồ sơ đảng viên, giới thiệu sinh hoạt đảng theo quy định tại Điều 6 Điều lệ Đảng, Điểm 6 Quy định 24-QĐ/TW và Điểm 7, 8, 9, 10 Hướng dẫn 01-HD/TW, ngày 28-9-2021 của Ban Bí thư “Một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng” (sau đây gọi tắt là Hướng dẫn 01-HD/TW).
1. Quản lý hồ sơ đảng viên
1.1- Hồ sơ đảng viên
a) Khi xem xét kết nạp vào Đảng
(1) Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng;
(2) Đơn xin vào Đảng;
(3) Lý lịch của người xin vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo;
(4) Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ;
[...]

Theo quy định trên, hồ sơ đảng viên gồm những giấy tờ sau:

[1] Khi xem xét kết nạp vào Đảng

- Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng;

- Đơn xin vào Đảng;

- Lý lịch của người xin vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo;

- Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ;

- Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở (nếu có);

- Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với người vào Đảng;

[2] Sau khi chi bộ xét, đồng ý kết nạp vào Đảng

- Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ;

- Báo cáo thẩm định của đảng ủy bộ phận (nếu có);

- Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của đảng ủy cơ sở;

- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền;

- Lý lịch đảng viên;

- Phiếu đảng viên.

[3] Khi đảng viên đã được công nhận chính thức có thêm các tài liệu sau:

- Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới;

- Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị;

- Bản nhận xét đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ;

- Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi đảng viên dự bị sinh hoạt và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với đảng viên dự bị;

- Nghị quyết xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức của chi bộ;

- Báo cáo thẩm định của đảng ủy bộ phận (nếu có);

- Nghị quyết xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức của đảng ủy cơ sở;

- Quyết định công nhận đảng viên chính thức và quyết định phát thẻ đảng viên, quyết định tặng Huy hiệu Đảng của cấp ủy có thẩm quyền;

- Các bản bổ sung hồ sơ đảng viên hằng năm;

- Các bản thẩm tra, kết luận về lý lịch đảng viên (nếu có);

- Các quyết định của cấp có thẩm quyền về điều động, bổ nhiệm, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyên ngành, phục viên, xuất ngũ, kỷ luật, khen thưởng; bản sao các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học...;

- Hệ thống giấy giới thiệu sinh hoạt đảng từ khi vào Đảng;

- Các bản tự kiểm điểm hằng năm (của 03 năm gần nhất) và khi chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên.

Ngoài những tài liệu trên, những tài liệu khác kèm theo trong hồ sơ đảng viên đều là tài liệu tham khảo.

- Các tài liệu trong hồ sơ đảng viên (trừ phiếu đảng viên được sắp xếp quản lý theo quy định riêng) được ghi vào bản mục lục tài liệu và sắp xếp theo trình tự như trên, đưa vào túi hồ sơ để quản lý; bản mục lục các tài liệu trong hồ sơ đảng viên phải được cấp ủy quản lý hồ sơ đảng viên kiểm tra, xác nhận, ký và đóng dấu cấp ủy.

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có được chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng không?

Căn cứ Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:

Điều 3.
Đảng viên có quyền:
1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

Theo quy định trên, phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức là một trong các quyền của Đảng viên.

Như vậy, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có quyền chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng trong phạm vi tổ chức.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;