Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên mới nhất năm 2024?
Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên mới nhất năm 2024?
Bản kiểm điểm Đảng viên là văn bản do một Đảng viên tự viết nhằm tự đánh giá, kiểm điểm bản thân về việc thực hiện nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức, và trách nhiệm của mình trong một giai đoạn nhất định.
Bản kiểm điểm Đảng viên là một phần trong quá trình tự phê bình và phê bình của Đảng viên, nhằm giúp mỗi cá nhân nhìn nhận đúng đắn về những mặt đã làm được, các điểm cần cải thiện, và cam kết phấn đấu trong thời gian tới.
Căn cứ Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 hướng dẫn Bản kiểm điểm Đảng viên mới nhất năm 2024 như sau:
[1] Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023 áp dụng đối với cá nhân không giữ chức lãnh đạo, quản lý
Xem chi tiết và tải về mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023 áp dụng đối với cá nhân không giữ chức lãnh đạo, quản lý Tải về
[2] Mẫu 02B-HD KĐ.ĐG 2023 áp dụng đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Xem chi tiết và tải về mẫu 02B-HD KĐ.ĐG 2023 áp dụng đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Tải về
Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có quyền trình bày ý kiến không?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Điều 3.
Đảng viên có quyền:
1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Như vậy, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có quyền trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có được giới thiệu người vào Đảng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
Điều 4.
Thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại):
1. Người vào Đảng phải:
- Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;
- Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;
- Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.
Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
2. Người giới thiệu phải:
- Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm;
- Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.
3. Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ:
- Trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi uỷ kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt.
Vấn đề lịch sử chính trị của người vào Đảng phải thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Chi bộ xét và đề nghị kết nạp từng người một, khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức trong chi bộ tán thành thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên; khi có quyết định của cấp uỷ cấp trên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp từng người một.
- Đảng uỷ cơ sở xét, nếu được ít nhất hai phần ba số cấp uỷ viên tán thành kết nạp thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp.
[...]
Như vậy, đảng viên dự bị sẽ không được giới thiệu người vào Đảng mà người giới thiệu người vào Đảng Cộng sản Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chí dưới đây:
- Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm.
- Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.