Hướng dẫn thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 30/11/2022

Hướng dẫn thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường? Phương tiện làm việc của lực lượng Quản lý thị trường được quy định như thế nào? Việc quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ của lực lượng Quản lý thị trường được hướng dẫn như thế nào?

Nhờ anh/chị tư vấn!

    • 1. Hướng dẫn thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường?

      Tại Điều 4 Nghị định 33/2022/NĐ-CP' onclick="vbclick('7DBE1', '382700');" target='_blank'>Điều 4 Nghị định 33/2022/NĐ-CP có hướng dẫn thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường như sau:

      1. Người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra quy định tại khoản 1 điều 21 Pháp lệnh Quản lý thị trường bao gồm:

      a) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường;

      b) Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường; Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh) gồm: Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục trưởng Cục Quản lý thị trường liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

      c) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh gồm: Đội trưởng Đội Quản lý thị trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường chuyên ngành; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường cơ động.

      2. Người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này được giao quyền cho cấp phó ban hành quyết định kiểm tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 21 Pháp lệnh Quản lý thị trường.

      2. Phương tiện làm việc của lực lượng Quản lý thị trường được quy định như thế nào?

      Căn cứ Điều 5 Nghị định 33/2022/NĐ-CP' onclick="vbclick('7DBE1', '382700');" target='_blank'>Điều 5 Nghị định 33/2022/NĐ-CP phương tiện làm việc của lực lượng Quản lý thị trường được quy định như sau:

      1. Phương tiện làm việc phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường gồm: Xe ô tổ chức danh theo quy định; xe ô tô phục vụ công tác chung; xe ô tô chuyên dùng: xe ô tô tải, xe ô tô bán tải, xe ô tô trên 16 chỗ ngồi, xe ô tô trang bị phòng thí nghiệm, xe ô tô chuyên dùng khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù; xe mô tô; xuồng cao tốc; máy bộ đàm, thiết bị đo, kiểm tra nhanh, thiết bị chuyên dùng, thiết bị công nghệ thông tin, điện tử, máy móc, thiết bị văn phòng và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khác theo yêu cầu công tác và theo quy định của pháp luật.

      2. Phương tiện làm việc của lực lượng Quản lý thị trường được quản lý, sử dụng phù hợp với yêu cầu công tác, tiêu chuẩn, định mức và phân cấp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

      3. Việc quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ của lực lượng Quản lý thị trường được hướng dẫn như thế nào?

      Tại Điều 6 Nghị định 33/2022/NĐ-CP' onclick="vbclick('7DBE1', '382700');" target='_blank'>Điều 6 Nghị định 33/2022/NĐ-CP có hướng dẫn việc quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ của lực lượng Quản lý thị trường như sau:

      Việc trang bị, quản lý, sử dụng, sửa chữa, vận chuyển, phân loại, thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ trang bị cho các đối tượng thuộc lực lượng Quản lý thị trường thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

      4. Phù hiệu Quản lý thị trường của lực lượng Quản lý thị trường được quy định như thế nào?

      Căn cứ Điều 7 Nghị định 33/2022/NĐ-CP' onclick="vbclick('7DBE1', '382700');" target='_blank'>Điều 7 Nghị định 33/2022/NĐ-CP quy định về phù hiệu Quản lý thị trường của lực lượng Quản lý thị trường như sau:

      1. Phù hiệu Quản lý thị trường có mặt phía ngoài nền màu xanh, giữa có ngôi sao vàng 5 cánh nổi trên nền đỏ hình tròn, sát mép phù hiệu có đường viền bằng 2 bông lúa màu vàng, cuống 2 bông lúa gắn với hình nửa bánh răng cưa màu vàng trên bề mặt có hàng chữ "QLTT" màu đỏ, xếp cong theo chiều cong của nửa vành bánh răng cưa.

      2. Mẫu phù hiệu Quản lý thị trường được thể hiện tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và được sử dụng để gắn, in, thêu, đúc trên cấp hiệu gắn trên cổ áo, biển hiệu, cờ hiệu, Thẻ kiểm tra thị trường và trên các phương tiện phục vụ hoạt động công vụ của cơ quan Quản lý thị trường các cấp.

      Mẫu phù hiệu Quản lý thị trường gắn cành tùng được thể hiện tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và được sử dụng để gắn trên mặt trước mũ kê-pi, mũ mềm, mũ bông; được gắn, đặt ở vị trí trang trọng tại trụ sở, trên biển hiệu của cơ quan Quản lý thị trường các cấp.

      3. Biểu tượng (lô-gô) của lực lượng Quản lý thị trường gồm 2 phần: Phần nền màu xanh đen hình khiên có phần chữ “DMS” (chữ viết tắt “Tổng cục Quản lý thị trường” bằng tiếng Anh - Directorate of Market Surveillance) và chữ “M” (chữ viết tắt “thị trường” bằng tiếng Anh - Market) cách điệu màu vàng. Tuỳ theo màu sắc của vật gắn lô-gô, phần nền có thể bổ sung thêm viền màu xanh hoặc màu vàng.

      Mẫu biểu tượng (lô-gô) thể hiện tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này được in, gắn, đúc trên trang phục, tài liệu, vật phẩm phục vụ công tác tuyên truyền của lực lượng Quản lý thị trường.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn