Hành hung nhân viên y tế có phải là hành vi chống người thi hành công vụ không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 29/11/2022

Hành hung nhân viên y tế có phải là hành vi chống người thi hành công vụ không? Hành vi chống người thi hành công vụ bị phạt tù như thế nào? Hành hung nhân viên y tế bị phạt bao nhiêu tiền?

Chào ban biên tập, sáng nay tôi có đọc tin tức và thấy một vụ việc một người dân hành hung nhân viên y tế tại một bệnh viện, lý do là người đó cho rằng nhân viên y tế không nhanh chóng cấp cứu cho người thân của họ. Ban biên tập cho tôi hỏi, việc hành hung nhân viên y tế có phải là hành vi chống người thi hành công vụ không? Người có hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Mong ban biên tập tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

    • 1. Hành hung nhân viên y tế có phải là hành vi chống người thi hành công vụ không?

      Tại Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP' onclick="vbclick('34E38', '382621');" target='_blank'>Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định người thi hành công vụ như sau:

      1. Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

      2. Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.

      Tại Điều 2 Luật viên chức 2010' onclick="vbclick('1C247', '382621');" target='_blank'>Điều 2 Luật viên chức 2010 quy định như sau:

      Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

      Như vậy, theo quy định nêu trên thì người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân.

      Do đó, trường hợp nhân viên y tế đó là viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật thì người hành hung nhân viên y tế đó có hành vi chống người thi hành công vụ.

      2. Hành vi chống người thi hành công vụ bị phạt tù như thế nào?

      Tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '382621');" target='_blank'>Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội chống người thi hành công vụ như sau:

      1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

      a) Có tổ chức;

      b) Phạm tội 02 lần trở lên;

      c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

      d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

      đ) Tái phạm nguy hiểm.

      Theo đó, người nào có hành vi chống người thi hành công vụ thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm. Mức phạt cụ thể phụ thuộc vào mức độ, hậu quả của việc thực hiện hành vi và quyết định của Tòa án.

      3. Hành hung nhân viên y tế bị phạt bao nhiêu tiền?

      Tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('67DFF', '382621');" target='_blank'>Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau:

      3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

      a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;

      b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

      c) Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.

      Do đó, người nào có hành vi hành hung nhân viên y tế (viên chức) mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn