Giảng viên (hạng III) có cần phải có bằng thạc sỹ không?

Giảng viên (hạng III) có cần phải có bằng thạc sỹ không? Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Giảng viên (hạng III) như thế nào?

Chào Ban biên tập, em có vấn đề này cần được giải đáp. Em đã tốt nghiệp ngành Sư phạm Toán tại Đại học Y năm 2019. Sau đó trường đã giữ em lại để làm giảng viên chuyên ngành Sư phạm Toán cho trường 3 năm nay vì em là thủ khoa đầu ra. Em nghe nói là muốn có được chức danh Giảng viên (hạng III) thì phải có bằng thạc sỹ tại chuyên ngành em giảng dạy đúng không ạ?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp vấn đề này, em xin chân thành cảm ơn.

Giảng viên (hạng III) có cần phải có bằng thạc sỹ không?

Tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Giảng viên (hạng III) như sau:

a) Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.

Như vậy, Giảng viên (hạng III) cần phải có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy. Bạn muốn có chức danh Giảng viên (hạng III) thì bạn phải có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với chuyên ngành Sư phạm Toán mà bạn đang giảng dạy.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Giảng viên (hạng III) như thế nào?

Theo Khoản 3 Điều 5 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Giảng viên (hạng III) như sau:

a) Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy; có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;

b) Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

c) Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng dạy đạt yêu cầu trở lên;

d) Có khả năng nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào giảng dạy và các công việc được giao;

d) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên (hạng III).

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Phương thức tuyển sinh các trường công an nhân dân năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 19/5/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025 nhóm 1?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025 nhóm 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung tuyên truyền Kỷ niệm 50 Ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2025)?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025 nhóm 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất theo Nghị quyết 60?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài tuyên truyền ngày 15 4 kỷ niệm 51 năm ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát cơ động hay nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 15 tháng 4 là ngày gì? Ngày 15 tháng 4 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị định 79/2025/NĐ-CP về kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá và xử lý văn bản quy phạm pháp luật?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;