Đề xuất nghiên cứu bỏ quy định hạng chức danh nghề nghiệp theo Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương 2024?

Xin hỏi: Có phải sẽ nghiên cứu bỏ quy định hạng chức danh nghề nghiệp theo Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương 2024 không?- Câu hỏi của Danh (Hà Nội).

Đề xuất nghiên cứu bỏ quy định hạng chức danh nghề nghiệp theo Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương 2024?

Theo Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa 14 về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa 15 đến hết Kỳ họp thứ 4 thuộc lĩnh vực Nội vụ, Chính phủ có đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp như sau:

- Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các bộ quản lý chuyên ngành khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức.

- Tham mưu, sửa đổi các quy định hiện hành theo hướng cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính trong tuyển dụng nâng ngạch.

- Không thực hiện quy định thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức mà chỉ giữ quy định về xét thăng hạng.

- Đề xuất nghiên cứu bỏ quy định hạng chức danh nghề nghiệp đồng bộ với chính sách cải cách tiền lương 2024.

Đề xuất nghiên cứu bỏ quy định hạng chức danh nghề nghiệp theo Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương 2024? (Hình từ Internet)

Hiện nay có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức?

Tại Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về chức danh nghề nghiệp viên chức cụ thể như sau:

Chức danh nghề nghiệp viên chức

1. Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm các nội dung sau:

a) Tên của chức danh nghề nghiệp;

b) Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;

c) Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;

d) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;

đ) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau:

a) Chức danh nghề nghiệp hạng I;

b) Chức danh nghề nghiệp hạng II;

c) Chức danh nghề nghiệp hạng III;

d) Chức danh nghề nghiệp hạng IV;

đ) Chức danh nghề nghiệp hạng V.

Như vậy, hiện nay có 05 hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau:

- Chức danh nghề nghiệp hạng 1.

- Chức danh nghề nghiệp hạng 2.

- Chức danh nghề nghiệp hạng 3.

- Chức danh nghề nghiệp hạng 4.

- Chức danh nghề nghiệp hạng 5.

Điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức là gì?

Tại Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định về điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức như sau:

- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt.

- Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019.

- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp.

- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.

Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.

- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.

Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn).

Thời gian đó được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.

Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức và nội dung thi công chức theo Nghị định 116 mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
17 Nội dung thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Vắng mặt bao lâu thì bị xóa đăng ký thường trú?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến là gì? Mức tiền thưởng kèm theo là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức bị kỷ luật khiển trách thì thời gian nâng lương bị kéo dài bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Đất đai mới nhất năm 2024 và các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt định cư nước ngoài có được cấp thẻ căn cước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 17/2024/TT-BYT quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 17/9/2024, cán bộ công đoàn được cộng điểm ưu tiên khi thi công chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 10/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;