Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai thuộc cơ quan nào?

Xin hỏi Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai thuộc cơ quan nào? - Câu hỏi của Thanh Tùng (Vĩnh Long).

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai thuộc cơ quan nào?

Căn cứ Điều 1 Quyết định 479/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định như sau:

Vị trí và chức năng

1. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại Tổng cục Phòng, chống thiên tai. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về đê điều và phòng, chống thiên tai trong phạm vi cả nước.

2. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.

Theo đó, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

(Hình từ Internet)

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai có nhiệm vụ và quyền hạn về ứng phó thiên tai, đê điều như thế nào?

Theo khoản 6, khoản 9 Điều 2 Quyết định 479/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai về ứng phó thiên tai và đê điều như sau:

- Ứng phó thiên tai

+) Trình Bộ trưởng quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xảy ra đối với công trình, cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý của Bộ và các biện pháp áp dụng trong tình huống khẩn cấp về thiên tai theo quy định của pháp luật; biện pháp huy động nguồn lực, vật tư, phương tiện để phòng, chống thiên tai và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

+) Tham mưu, giúp Bộ trưởng chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai theo quy định của pháp luật;

+) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về tình huống khẩn cấp cần phân lũ, chậm lũ, các biện pháp di dân, trợ cấp, bảo đảm an toàn đời sống nhân dân;

+) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển; sông, suối biên giới và các công trình phòng, chống thiên tai khác theo quy định của pháp luật;

+) Tổ chức theo dõi, cập nhật về dự báo, cảnh báo, tình hình thiên tai; quan trắc, giám sát chuyên dùng; ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong phạm vi quản lý của Cục.

- Đê điều:

+) Trình Bộ trưởng quy định về phân cấp đê, mực nước thiết kế cho các tuyến đê, tải trọng cho phép và việc cấp phép đối với xe cơ giới đi trên đê;

Văn bản chấp thuận việc cấp giấy phép cho những hoạt động đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III; việc xây dựng, cải tạo công trình giao thông có liên quan đến đê điều theo quy định của pháp luật; thỏa thuận các dự án đê điều;

Thẩm định các dự án đầu tư sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng; hộ đê và huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều theo quy định của pháp luật;

+) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng, kiên cố hoá, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ trưởng.

Cơ cấu tổ chức Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai gồm những đơn vị gì?

Tại Điều 3 Quyết định 479/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai như sau:

- Lãnh đạo Cục: có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.

+) Cục trưởng có trách nhiệm: trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.

+) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

- Các tổ chức tham mưu:

Các Tổ chức thuộc Tổng cục Phòng, chống thiên tai được sắp xếp, tổ chức lại thành các tổ chức cấp phòng thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, cụ thể như sau:

+) Văn phòng Cục;

+) Phòng Kế hoạch, Tài chính;

+) Phòng Thanh tra, Pháp chế;

+) Phòng Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ;

+) Phòng Kiểm soát an toàn thiên tai;

+) Phòng Quản lý quy hoạch và Đầu tư;

+) Phòng Thông tin, Truyền thông;

+) Phòng Quản lý thiên tai cộng đồng;

+) Phòng Quản lý đê điều;

+) Phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai;

+) Phòng Quản lý công trình phòng, chống thiên tai;

+) Văn phòng đại diện Cục tại khu vực miền Trung và Tây nguyên;

+) Văn phòng đại diện Cục tại khu vực miền Nam.

- Đơn vị sự nghiệp công lập:

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục Phòng, chống thiên tai tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi có quyết định kiện toàn, sắp xếp lại của cấp có thẩm quyền.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 19/5/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025 nhóm 1?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025 nhóm 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung tuyên truyền Kỷ niệm 50 Ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2025)?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025 nhóm 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất theo Nghị quyết 60?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài tuyên truyền ngày 15 4 kỷ niệm 51 năm ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát cơ động hay nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 15 tháng 4 là ngày gì? Ngày 15 tháng 4 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị định 79/2025/NĐ-CP về kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá và xử lý văn bản quy phạm pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án kỳ 4 Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận và Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 2025?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;