Có những hình thức sao văn bản nào hiện nay? Giá trị pháp lý của bản sao được quy định như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 21/12/2022

Có những hình thức sao văn bản nào hiện nay? Giá trị pháp lý của bản sao được quy định như thế nào? Thẩm quyền sao văn bản trong cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội thuộc về ai? 

Mong được giải đáp. Tôi cảm ơn!

    • Có những hình thức sao văn bản nào hiện nay?

      Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục V Hướng dẫn 14-HD/VPTW năm 2022' onclick="vbclick('85475', '384726');" target='_blank'>Mục V Hướng dẫn 14-HD/VPTW năm 2022 quy định về Các hình thức sao như sau:

      Các hình thức sao

      a) Sao y gồm:

      - Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc chụp từ bản gốc hoặc bản chính văn bản giấy sang giấy.

      - Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy.

      - Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hoá văn bản giấy và ký số của cơ quan, tổ chức.

      b) Sao lục

      - Sao lục gồm: Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, sao lục từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.

      - Sao lục được thực hiện bằng việc in, chụp từ bản sao y.

      c) Trích sao

      - Trích sao gồm: Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản giấy, trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.

      - Bản trích sao được thực hiện bằng việc tạo lập lại đầy đủ thể thức, phần nội dung văn bản cần trích sao.

      d) Thể thức và kỹ thuật trình bày bản sao, bản trích sao văn bản thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

      Theo đó, đối với hoạt động sao văn bản trong cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội hiện nay có những hình thức sau:

      - Sao y

      - Sao lục

      - Trích sao

      Trong đó, sao y bao gồm sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc chụp từ bản gốc hoặc bản chính văn bản giấy sang giấy; sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy; sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hoá văn bản giấy và ký số của cơ quan, tổ chức.

      Sao lục gồm sao lục từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, sao lục từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.

      Trích sao gồm trích sao từ văn bản giấy sang văn bản giấy, trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.

      Thể thức và kỹ thuật trình bày bản sao, bản trích sao văn bản thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

      Hình từ Internet

      Giá trị pháp lý của bản sao được quy định như thế nào?

      Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục V Hướng dẫn 14-HD/VPTW năm 2022' onclick="vbclick('85475', '384726');" target='_blank'>Mục V Hướng dẫn 14-HD/VPTW năm 2022 quy định về giá trị pháp lý của bản sao như sau:

      Giá trị pháp lý của bản sao

      Bản sao y, bản sao lục và bản trích sao được thực hiện theo đúng quy định và có giá trị pháp lý như bản chính.

      Theo đó, bản sao y, bản sao lục và bản trích sao được thực hiện theo đúng quy định và có giá trị pháp lý như bản chính.

      Thẩm quyền sao văn bản trong cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội thuộc về ai?

      Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục V Hướng dẫn 14-HD/VPTW năm 2022' onclick="vbclick('85475', '384726');" target='_blank'>Mục V Hướng dẫn 14-HD/VPTW năm 2022 quy định về thẩm quyền sao văn bản trong cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội như sau:

      Thẩm quyền sao văn bản

      a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định việc sao văn bản đi, văn bản đến của cơ quan, tổ chức; quy định thẩm quyền duyệt sao và ký bản sao văn bản theo quy định của pháp luật.

      b) Văn thư cơ quan có trách nhiệm sao đúng số bản đã được duyệt; chỉ sao các văn bản đã đóng dấu (dấu đến đối với văn bản đến; văn bản đầy đủ thể thức và đúng thẩm quyền ban hành đối với văn bản đi) và đăng ký tại văn thư cơ quan.

      Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ quyết định việc sao văn bản đi, văn bản đến của cơ quan, tổ chức; quy định thẩm quyền duyệt sao và ký bản sao văn bản theo quy định của pháp luật.

      Đồng thời văn thư cơ quan có trách nhiệm sao đúng số bản đã được duyệt; chỉ sao các văn bản đã đóng dấu (dấu đến đối với văn bản đến; văn bản đầy đủ thể thức và đúng thẩm quyền ban hành đối với văn bản đi) và đăng ký tại văn thư cơ quan.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn