Chức trách của kiểm tra viên chính của Đảng? Nhiệm vụ kiểm tra viên chính của Đảng?

Chức trách của kiểm tra viên chính của Đảng? Nhiệm vụ của kiểm tra viên chính của Đảng? Mong được giải đáp thắc mắc.

Chức trách của kiểm tra viên chính của Đảng?

Căn cứ theo Tiết a Mục 2 Phần A Tiêu chuẩn, chức danh và bổ nhiệm ngạch kiểm tra ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-UBKTTW quy định về chức trách của kiểm tra viên chính của Đảng (Mã ngạch: 04.024A) như sau:

a. Chức trách

Là cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan ủy ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương (thuộc khối hành chính, sự nghiệp) trở lên. Được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát ở một hoặc một số địa phương, đơn vị; thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo chuyên đề hoặc đảm nhiệm những nhiệm vụ được giao khác về công tác kiểm tra, giám sát.

Nhiệm vụ của kiểm tra viên chính của Đảng?

Căn cứ theo Tiết b Mục 2 Phần A Tiêu chuẩn, chức danh và bổ nhiệm ngạch kiểm tra ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-UBKTTW quy định về nhiệm vụ của kiểm tra viên chính của Đảng (Mã ngạch: 04.024A) như sau:

b. Nhiệm vụ

- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất chủ trương, kế hoạch, biện pháp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng; thực hiện nhiệm vụ do cấp ủy giao và các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng liên quan đến phần việc, lĩnh vực công tác được phân công; chịu trách nhiệm cá nhân trước lãnh đạo đơn vị về các kết luận, kiến nghị, đề xuất của mình.

- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy chế, quy định, quy trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng, quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị liên quan đến phần việc, lĩnh vực công tác được phân công.

- Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát (tại các địa bàn hoặc chuyên đề được phân công); các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng, quy chế, quy định của cơ quan liên quan đến phần việc, lĩnh vực công tác được phân công; đề xuất các biện pháp khắc phục.

- Xây dựng, thực hiện kế hoạch các hoạt động nghiệp vụ, thu thập thông tin, thống kê, lưu trữ tài liệu; phân tích, đánh giá kết quả thực hiện công việc được phân công.

- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng đề án cấp cơ sở; tham gia nghiên cứu đề tài, đề án cấp tỉnh, thành; cấp ban, bộ, ngành Trung ương.

- Tham gia biên soạn từng phần hoặc chuyên đề, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát; tham gia hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức ngạch dưới.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Vắng mặt bao lâu thì bị xóa đăng ký thường trú?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến là gì? Mức tiền thưởng kèm theo là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức bị kỷ luật khiển trách thì thời gian nâng lương bị kéo dài bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Đất đai mới nhất năm 2024 và các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt định cư nước ngoài có được cấp thẻ căn cước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 17/2024/TT-BYT quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 17/9/2024, cán bộ công đoàn được cộng điểm ưu tiên khi thi công chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 10/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm từ ngày 08/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên dự bị có làm kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 không?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;