Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định Quân đội nhân dân:
Điều 25. Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, Quân đội nhân dân Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân là gì?
Căn cứ Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
[1] Đại tướng
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
- Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
[2] Thượng tướng, Đô đốc Hải quân
- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân không quá sáu
- Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng không quá ba
- Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng
[3] Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân
- Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ
- Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt Nam
- Giám đốc, Chính ủy các học viện: Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Quân y
- Hiệu trưởng, Chính ủy các trường sĩ quan: Lục quân I, Lục quân II, Chính trị
- Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng không quá ba; Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng là một
- Cục trưởng các cục: Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Dân quân tự vệ, Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn, Nhà trường, Tác chiến điện tử, Công nghệ thông tin, Cứu hộ - Cứu nạn, Đối ngoại
- Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng; Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
- Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng
- Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng
- Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
[4] Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân:
- Tư lệnh, Chính ủy: Quân đoàn, Binh chủng, Vùng Hải quân, Vùng Cảnh sát biển
- Cục trưởng các cục: Bảo vệ an ninh Quân đội, Khoa học quân sự, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Quân y, Điều tra hình sự, Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Dân vận, Chính sách, Kinh tế, Cơ yếu, Doanh trại, Quản lý công nghệ, Bản đồ, Quân nhu, Xăng dầu, Vận tải, Quân khí, Xe - Máy, Kỹ thuật binh chủng, Huấn luyện - Đào tạo, Phòng không Lục quân, Trinh sát, Phòng chống ma túy, Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã; các cục 11, 12, 16, 25 và 71
- Viện trưởng: Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện 26, Viện 70
- Giám đốc, Chính ủy các học viện: Phòng không - Không quân, Hải quân, Biên phòng, Khoa học quân sự
- Giám đốc Học viện Kỹ thuật Mật mã
- Tư lệnh các Binh đoàn Quốc phòng - Kinh tế: 11, 12, 15, 16 và 18
- Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Chủ nhiệm Chính trị: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Học viện Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tổng cục II; Cục trưởng Cục Chính trị thuộc Tổng cục Chính trị
- Một Phó Tham mưu trưởng là Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưu Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng
- Một Phó Chủ nhiệm Chính trị là Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy Cục Chính trị Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng
- Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân, Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân
- Giám đốc Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội
- Tổng Giám đốc, một Phó Tổng Giám đốc là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Viễn thông Quân đội
- Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga
- Giám đốc: Bệnh viện 175, Bệnh viện 103, Viện Y học cổ truyền Quân đội, Viện Bỏng quốc gia
- Chủ nhiệm các khoa thuộc Học viện Quốc phòng: Lý luận Mác - Lênin; Công tác Đảng, công tác chính trị; Chiến lược; Chiến dịch
- Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu, Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị
- Chức vụ cấp phó của cấp trưởng quy định tại điểm [3] có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng, số lượng như sau:
+ Của Chính ủy là mộ
+ Của Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Tư lệnh Quân khu không quá bốn
+ CủaTư lệnh Quân chủng không quá sáu
+ Của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng không quá năm
+ Của Cục trưởng Cục Tác chiến, Cục Quân huấn không quá ba
+ Của Giám đốc Học viện Lục quân, Học viện Chính trị, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hậu cần, Học viện Quân y không quá ba
+ Của Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân I, Trường Sĩ quan Lục quân II, Trường Sĩ quan Chính trị không quá ba
+ Của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng không quá ba
+ Của Cục trưởng Cục Quân lực, Cục Dân quân tự vệ, Cục Tổ chức, Cục Cán bộ, Cục Tuyên huấn, Cục Nhà trường, Cục Tác chiến điện tử, Cục Công nghệ thông tin, Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Cục Đối ngoại, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương, Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng không quá hai
+ CủaGiám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một
[5] Đại tá
- Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh
- Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn
[6] Thượng tá: Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện
[7] Trung tá: Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn
[8] Thiếu tá: Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội
[9] Đại uý: Trung đội trưởng
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những gì?
Căn cứ Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:
- Cấp Uý có bốn bậc: Thiếu uý; Trung uý; Thượng uý; Đại uý.
- Cấp Tá có bốn bậc: Thiếu tá; Trung tá; Thượng tá; Đại tá.
- Cấp Tướng có bốn bậc: Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; Đại tướng.