Chiến sĩ Công an nhân dân vi phạm điều lệnh bị xử lý bằng hình thức phê bình trong trường hợp nào?

Chiến sĩ Công an nhân dân vi phạm điều lệnh bị xử lý bằng hình thức phê bình trong trường hợp nào? Tình tiết nào được xem là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm Điều lệnh Công an nhân dân?

Chiến sĩ Công an nhân dân vi phạm điều lệnh bị xử lý bằng hình thức phê bình trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BCA quy định chiến sĩ Công an nhân dân vi phạm điều lệnh bị xử lý bằng hình thức phê bình trong trường hợp sau:

- Thực hiện không đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về xưng hô khi giao tiếp, chào, chào báo cáo; ứng xử khi giao tiếp trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân; ứng xử khi giao tiếp qua các phương tiện thông tin; khi làm nhiệm vụ tư thế, tác phong không nghiêm túc, để tay vào túi quần hoặc túi áo; đeo kính màu đen khi trực tiếp giải quyết công việc với người khác;

- Thực hiện không đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về kỷ luật công tác; kỷ luật khi hội họp, buổi lễ, học tập, giao ban; kỷ luật khi huấn luyện điều lệnh, quân sự, võ thuật, thể thao;

- Thực hiện không đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về sử dụng trang phục Công an nhân dân;

- Thực hiện không đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về nội vụ, vệ sinh trụ sở cơ quan, doanh trại; nội vụ, vệ sinh nơi ăn, ngủ, nghỉ của cán bộ chiến sĩ; nội vụ, vệ sinh nơi sinh hoạt văn hóa, các trung tâm, cơ sở tập luyện, thi đấu điều lệnh, quân sự, võ thuật, thể dục, thể thao; nội vụ, vệ sinh nơi tiếp khách; công tác phòng, chống cháy nổ, thiên tai và bảo vệ môi trường;

- Thực hiện không đúng các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng điện, nước, điện thoại, internet, văn phòng phẩm của đơn vị;

- Nhuộm tóc khác màu đen và thực hiện không đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về mẫu tóc cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; móng tay để dài, sơn màu, gắn đá, đồ trang sức; cán bộ, chiến sĩ nam để râu, ria ở cằm, ở cổ và trên mặt.

Chiến sĩ Công an nhân dân vi phạm điều lệnh bị xử lý bằng hình thức phê bình trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Tình tiết nào được xem là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm Điều lệnh Công an nhân dân?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 02/2021/TT-BCA quy định như sau:

Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ

1. Những tình tiết tăng nặng:

a) Có hành vi, lời nói gây cản trở, đối phó hoặc không chấp hành việc kiểm tra theo yêu cầu của Tổ kiểm tra điều lệnh;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hoặc bao che, không xử lý vi phạm hoặc xử lý không đúng hành vi vi phạm theo quy định;

c) Vi phạm nhiều lần trong năm;

d) Không tự giác nhận khuyết điểm, có hành vi né tránh, che giấu vi phạm; khai báo không trung thực, ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ vi phạm, cản trở việc xác minh, xử lý vi phạm hoặc có hành vi đe dọa, trù dập người tố cáo.

2. Những tình tiết giảm nhẹ:

a) Chủ động báo cáo hành vi vi phạm của mình với tổ chức, tự giác nhận khuyết điểm, thành khẩn, nhận thức rõ sai phạm;

b) Có hành động ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của việc vi phạm; kịp thời khắc phục, sửa chữa;

c) Vi phạm do nguyên nhân khách quan;

d) Tích cực tham gia vào các tổ chức, hoạt động phong trào của đơn vị, có thành tích được khen thưởng.

3. Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ là một trong những căn cứ để đề nghị tăng hoặc giảm mức xử lý. Trường hợp tình tiết tăng nặng nhiều hơn tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng hình thức xử lý cao hơn một bậc so với hình thức xử lý của hành vi đó; trường hợp tình tiết tăng nặng ít hơn tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng hình thức xử lý thấp hơn một bậc so với hình thức xử lý của hành vi đó.

Như vậy, các tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm Điều lệnh Công an nhân dân bao gồm:

- Chủ động báo cáo hành vi vi phạm của mình với tổ chức, tự giác nhận khuyết điểm, thành khẩn, nhận thức rõ sai phạm.

- Có hành động ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của việc vi phạm; kịp thời khắc phục, sửa chữa.

- Vi phạm do nguyên nhân khách quan.

- Tích cực tham gia vào các tổ chức, hoạt động phong trào của đơn vị, có thành tích được khen thưởng.

Hồ sơ xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2021/TT-BCA quy định hồ sơ xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân gồm những giấy tờ sau:

- Biên bản kiểm tra điều lệnh hoặc biên bản vi phạm điều lệnh; biên bản xác minh, các tài liệu chứng cứ khác (nếu có);

- Báo cáo kiểm điểm của đơn vị vi phạm điều lệnh; bản tự kiểm điểm, tường trình của cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh;

- Biên bản họp xét, đề nghị xử lý vi phạm; biên bản kiểm phiếu (nếu có);

- Quyết định xử lý, thông báo kết quả xử lý vi phạm.

Xem thêm các bài viết xuất bản mới nhất: >>>

Có thể bấm biển số xe trên VNeID khi đăng ký xe lần đầu kể từ ngày 01/8/2024?

Hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng 6/2024 là khi nào?

Khi nào giao dịch dân sự bị vô hiệu? Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

Mẫu số c1-02/ns Thông tư 84/2016 là mẫu nào? Ngày nộp thuế là ngày nào nếu nộp thuế qua giao dịch điện tử?

Tải về mẫu tờ khai đăng ký thuế mẫu 03-ĐK-TCT? Hướng dẫn cách ghi tờ khai đăng ký thuế mẫu 03-ĐK-TCT?

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Thông tư 07/2024/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 73/2024/NĐ-CP về tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?
lawnet.vn
Mức trợ cấp hằng tháng của bệnh binh từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
lawnet.vn
Mức phụ cấp hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu là bao nhiêu?
lawnet.vn
Thẻ căn cước có được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh không?
lawnet.vn
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên hạng 1 của viên chức hành chính?
lawnet.vn
Căn cước điện tử được hiểu như thế nào? Được cấp tối đa bao nhiêu thẻ căn cước điện tử?
lawnet.vn
Ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định điều kiện, tiêu chuẩn người thực hiện thanh tra ngành Giao thông vận tải?
lawnet.vn
Đã có Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi?
lawnet.vn
Mức phụ cấp công vụ của viên chức quốc phòng được tính như thế nào? Thời gian nào không được tính hưởng phụ cấp công vụ đối với viên chức quốc phòng?
lawnet.vn
Đã có danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc lĩnh vực tài chính từ ngày 17/6/2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;