Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 diễn ra trong thời gian nào?
Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 diễn ra trong thời gian nào?
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947 là một trong những sự kiện lịch sử có tầm chiến lược, tác động tích cực đến tiến trình cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Trong khi đó, đối với thực dân Pháp, đó là một thất bại nặng nề cả về quân sự lẫn chính trị, là sự sụp đổ không gì cứu vãn nổi của chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”.
Trải qua 75 ngày đêm chiến đấu (từ ngày 7/10 đến ngày 19/12/1947), chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 kết thúc thắng lợi. Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 7.200 quân địch, bắn rơi và làm hư hại 18 máy bay, bắn chìm 16 tàu chiến và 38 canô; phá hủy 255 xe các loại. Ta thu hai pháo 105 mm, 7 pháo 75 mm, 16 khẩu 20 mm, 337 súng máy các cỡ, 45 Ba-dô-ca, 1.660 súng trường cùng hàng chục tấn quân trang, quân dụng.
Như vậy, Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 diễn ra trong thời gian từ ngày 7 tháng 10 đến ngày 20 tháng 12 năm 1947
Chiến thắng của Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 là minh chứng hùng hồn về sự lãnh đạo, chỉ đạo sắc bén, tài thao lược của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua chiến dịch, Quân đội nhân dân Việt Nam có bước phát triển về hình thức chiến thuật và phương thức tổ chức lực lượng, tích lũy kinh nghiệm về “du kích chiến”, “vận động chiến”, đặc biệt là phương châm tác chiến “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”.
Đặc biệt, chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 cũng là chiến dịch phản công đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam đã vận dụng thành công nghệ thuật chiến dịch “Tiến công trong phản công trên địa bàn rừng núi”, góp phần đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta bước sang giải đoạn mới.
Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 diễn ra trong thời gian nào? (Hình từ Internet)
Quân đội nhân dân Việt Nam có các lực lượng nào?
Căn cứ Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định quân đội nhân dân:
Điều 25. Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định trên, Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân là ai?
Căn cứ Điều 28 Luật Quốc phòng 2018 quy định chỉ huy Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ:
Điều 28. Chỉ huy Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ
1. Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ có hệ thống chỉ huy được tổ chức theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ.
3. Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
Theo quy định trên, người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.