Chế độ, chính sách cá nhân do tham gia công tác bảo vệ an ninh mà bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên?

Chế độ, chính sách cá nhân do tham gia công tác bảo vệ an ninh mà bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên? Tôi là công dân do tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật từ nên bị thương làm giảm khả năng lao động 30%, liệu có được xem xét để hưởng chính sách như thương binh không? Kinh phí bảo đảm thực hiện biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự từ đâu?

Chế độ, chính sách cá nhân do tham gia công tác bảo vệ an ninh mà bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 06/2014/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự như sau:

1. Cơ quan, tổ chức tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự được bảo vệ về danh dự, tài sản; cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự mà bị tổn hại về danh dự thì được khôi phục, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; cá nhân bị chết do trực tiếp tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự thì được xem xét công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Như vậy, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Trong trường hợp trên, bạn do tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật từ nên bị thương làm giảm khả năng lao động 30% nên sẽ được xem xét để hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật.

Kinh phí bảo đảm thực hiện biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự từ đâu?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 06/2014/NĐ-CP quy định về kinh phí bảo đảm thực hiện biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự như sau:

1. Nguồn kinh phí bảo đảm thực hiện biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự:

a) Ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;

b) Đóng góp, tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

2. Việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 10/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm từ ngày 08/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên dự bị có làm kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tham gia Dân quân tự vệ có được miễn nghĩa vụ quân sự 2025 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 17/9/2024, các trường hợp nào được xét nâng ngạch công chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 17/9/2024, công chức được miễn phần thi ngoại ngữ trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp tạm đình chỉ công tác đối với công chức áp dụng từ ngày 17/9/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức mới nhất năm 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;