Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền lập danh mục bí mật nhà nước không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 06/07/2022

Danh mục bí mật nhà nước có được lập bởi Chánh án Tòa án nhân dân hay không? Bí mật nhà nước được phân loại như thế nào?

Tôi công tác tại TAND thành phố được hơn 20 năm và tôi chuẩn bị được bổ nhiệm vào vị trí Chánh án tòa án nhân dân. Dạo gần đây tôi nghe thấy việc lập danh mục danh Nhà nước do Thủ tướng ban hành nhưng không rõ là tôi có được quyền lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực mình quản lý hay không? Bí mật nhà nước được phân loại như thế nào? Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn.

    • Danh mục bí mật nhà nước có được lập bởi Chánh án Tòa án nhân dân hay không?

      Tại Khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018' onclick="vbclick('524A8', '368155');" target='_blank'>Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về việc ban hành danh mục bí mật nhà nước, theo đó:

      2. Người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước bao gồm:

      a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý;

      b) Chánh Văn phòng Trung ương Đảng lập danh mục bí mật nhà nước của Đảng;

      c) Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội lập danh mục bí mật nhà nước của tổ chức chính trị - xã hội;

      d) Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lập danh mục bí mật nhà nước của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội;

      đ) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước lập danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước;

      e) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý.

      Như vây, thì việc bạn chỉ là Chánh án Tòa án nhân thành phố không thuộc đối tượng được phép lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực mình quản lý mà phải Chánh án Tòa án nhân dân tối cao mới có thẩm quyền này.

      Bí mật nhà nước được phân loại như thế nào?

      Căn cứ Điều 8 Luật này về phân loại bí mật nhà nước như sau:

      Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm:

      1. Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;

      2. Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;

      3. Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn