Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở đâu? Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự theo nguyên tắc nào?

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở đâu? Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự theo nguyên tắc nào?

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở đâu?

Bảo tàng Lịch sử Quân sự đã chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 01/11/2024, địa chỉ tại số 28A đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là 1 trong 6 bảo tàng cấp quốc gia và là bảo tàng đầu hệ của hệ thống bảo tàng Quân đội, được thành lập ngày 17/7/1956.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trưng bày hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia, gồm máy bay MiG-21 số hiệu 4324, máy bay MiG-21 số hiệu 5121, tấm Bản đồ quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh, xe tăng T-54B số hiệu 843, và nhiều hiện vật quý khác.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là công trình văn hóa đặc biệt tiêu biểu, với các thành phần trưng bày để khách tham quan tương tác và hiểu hơn về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam; qua đó góp phần bảo tồn, phát huy tinh hoa di sản văn hóa Quân sự của dân tộc, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan, hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân trong nước và quốc tế; phù hợp chủ trương của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng: “Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một thiết chế đa năng tổng hợp, đặc biệt quan trọng, tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội và quốc gia”.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở đâu? Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự theo nguyên tắc nào?

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở đâu? Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 3 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 quy định nguyên tắc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự như sau:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt.

- Kết hợp quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự với phát triển kinh tế - xã hội, gắn phát triển kinh tế - xã hội với quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

- Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự phải thống nhất theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt; bảo đảm bí mật, an toàn, đúng mục đích, công năng sử dụng, phù hợp với từng loại, nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự.

Công trình quốc phòng và khu quân sự được chuyển mục đích sử dụng trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 12 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 quy định chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự:

Điều 12. Chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự
1. Việc chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự phải không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo đảm bí mật nhà nước; phù hợp với quy hoạch hệ thống công trình quốc phòng, khu quân sự được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các trường hợp công trình quốc phòng và khu quân sự được chuyển mục đích sử dụng, bao gồm:
a) Chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng, khu quân sự do Bộ Quốc phòng quản lý theo yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng;
b) Không còn nhu cầu sử dụng cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng cần chuyển mục đích sử dụng để phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhu cầu dân sinh;
[...]

Theo quy định trên, công trình quốc phòng và khu quân sự được chuyển mục đích sử dụng trong trường hợp sau:

- Chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng, khu quân sự do Bộ Quốc phòng quản lý theo yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

- Không còn nhu cầu sử dụng cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng cần chuyển mục đích sử dụng để phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhu cầu dân sinh

- Còn nhu cầu sử dụng cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng nhưng nằm trong phạm vi thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được Bộ Quốc phòng thống nhất bằng văn bản về chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng, khu quân sự trong quá trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;