Ban hành Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024?

Ban hành Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024? Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm là bao nhiêu?

Ban hành Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024?

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2024.

Theo đó, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/12/2024.

Ngoài ra, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân 2018 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Công an nhân dân sửa đổi 2023, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2024

Ban hành Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024?

Ban hành Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024? (Hình từ Internet)

Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có các chức vụ cơ bản nào?

Căn cứ Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 quy định chức vụ, chức danh của sĩ quan:

Điều 11. Chức vụ, chức danh của sĩ quan
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
c) Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;
d) Phó Tổng Tham mưu trưởng; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
đ) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn;
e) Phó Chủ nhiệm Tổng cục, Phó Tổng cục trưởng, Phó Chính ủy Tổng cục;
Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn;
[...]

Như vậy, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có các chức vụ cơ bản sau:

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

- Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị

- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

- Phó Tổng Tham mưu trưởng; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị

- Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục

- Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn

- Phó Chủ nhiệm Tổng cục, Phó Tổng cục trưởng, Phó Chính ủy Tổng cục

- Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn

- Tư lệnh, Chính ủy: Binh chủng, Vùng Hải quân

- Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy: Binh chủng, Vùng Hải quân

- Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn

- Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh

- Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh

- Phó Sư đoàn trưởng, Phó Chính ủy Sư đoàn

- Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh

- Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh

- Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn

- Phó Lữ đoàn trưởng, Phó Chính ủy Lữ đoàn

- Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn

- Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện

- Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính ủy Trung đoàn

- Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp huyện

- Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn

- Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó Tiểu đoàn

- Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội

- Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó Đại đội

- Trung đội trưởng

Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 quy định tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan:

Điều 13. Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan
1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: 50;
Thiếu tá: 52;
Trung tá: 54;
Thượng tá: 56;
Đại tá: 58;
Cấp Tướng: 60.
2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, năng lực, sức khỏe và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 05 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy Quân đoàn quy định tại điểm đ, điểm e và chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm như sau:

- Cấp Úy: 50

- Thiếu tá: 52

- Trung tá: 54

- Thượng tá: 56

- Đại tá: 58

- Cấp Tướng: 60

Lưu ý: Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, năng lực, sức khỏe và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 05 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;