8 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ đấu tranh chống tham nhũng theo Quy định 231?

8 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ đấu tranh chống tham nhũng theo Quy định 231? Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi nào?

8 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ đấu tranh chống tham nhũng theo Quy định 231?

Ngày 17/01/2025, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 231-QĐ/TW năm 2025 về bảo vệ đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Tại Điều 8 Quy định 231-QĐ/TW năm 2025 quy định 8 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ đấu tranh chống tham nhũng bao gồm:

- Dùng bạo lực, gây áp lực, vu khống, cô lập, xúc phạm hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân.

- Xâm phạm bất hợp pháp nhà ở, chỗ ở, chiếm giữ, hủy hoại tài sản, xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc có hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn cá nhân của người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân.

- Trả thù hoặc thuê, nhờ, xúi giục người khác uy hiếp tinh thần, trả thù người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân.

- Thực hiện không đúng quy định, phân biệt đối xử, đề ra tiêu chí, điều kiện, nhận xét, đánh giá mang tính áp đặt gây bất lợi trong công tác cán bộ, khen thưởng, kỷ luật đối với người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân; luân chuyển, điều động, biệt phái người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực khi đang giải quyết vụ việc.

- Gây khó khăn, cản trở khi thực hiện chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, giải quyết các thủ tục hành chính, các dịch vụ công theo quy định của pháp luật, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghề nghiệp, việc làm, lao động, học tập hoặc thực thi nhiệm vụ của người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân.

- Ngăn chặn, hủy bỏ thông tin, tài liệu, chứng cứ về đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; che giấu, không báo cáo, trì hoãn hoặc xử lý, xác minh đề nghị, yêu cầu được bảo vệ không đúng quy định; tiết lộ các thông tin cần được giữ bí mật trong quá trình bảo vệ; không kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ; không thay đổi thành viên thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khi có căn cứ xác định thành viên đó thiếu trách nhiệm, không khách quan trong thực hiện nhiệm vụ.

- Lợi dụng việc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để vu khống cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

- Các hành vi bị cấm khác theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

8 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ đấu tranh chống tham nhũng theo Quy định 231?

8 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ đấu tranh chống tham nhũng theo Quy định 231? (Hình từ Internet)

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi nào?

Căn cứ Điều 41 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định căn cứ xác minh tài sản, thu nhập:

Điều 41. Căn cứ xác minh tài sản, thu nhập
1. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực;
b) Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc;
c) Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo;
d) Thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên;
đ) Có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí lựa chọn người có nghĩa vụ kê khai được xác minh và việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên, trong phòng chống tham nhũng, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có một trong các căn cứ sau:

- Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực

- Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc

- Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý

- Thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên

- Có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền

Các khoản thu chi nào phải thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt trong phòng chống tham nhũng?

Căn cứ Điều 29 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thu, chi sau đây:

- Các khoản thu, chi có giá trị lớn tại địa bàn đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Chính phủ

- Các khoản chi lương, thưởng và chi khác có tính chất thường xuyên

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;