Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 08/09/2016

Xin thư viện pháp luật giải đáp cho tôi một vấn đề như sau: Sau khi bố tôi mất, Mẹ tôi được bà ngoại của tôi cho 1 miếng đất và đã xây nhà, đồng thời đã làm sổ đỏ vào năm 1998 (mang tên mẹ tôi). Đến năm 2000 mẹ tôi tái hôn. Giờ mẹ tôi muốn làm giấy tờ chuyển nhượng nhà và đất cho tôi. Vậy thì mẹ tôi và tôi có cần phải thông qua sự đồng ý của những ai khác nữa không? (Mẹ tôi và bố ruột của tôi có 2 người con là tôi và em gái tôi, sau khi tái hôn mẹ tôi có sinh thêm 1 người con gái nữa. Hiện tại gia đình tôi đang sinh sống ở một ngôi nhà khác, nhà và đất muốn chuyển nhượng cho tôi đang cho thuê). Rất mong nhận được sự giải đáp của quý cơ quan, xin chân thành cảm ơn!

    • Sự việc bạn nêu cũng tương đối phức tạp, thửa đất và ngôi nhà được mẹ bạn được bà ngoại bạn cho là thửa đất được hình thành khi bố bạn đã mất - là tài sản riêng, trước thời ký tái hôn của mẹ bạn. Tuy nhiên hiện tại tính chất pháp lý của thửa đất như thế nào bạn cũng chưa cung cấp được như mẹ bạn và dượng của bạn có thỏa thuận nào về việc sử dụng ngôi nhà đó hay không? Các thỏa thuận về quyền lợi của mẹ bạn với dượng của bạn có được lập thành văn bản, có đăng ký tại cơ quan chức năng hay không?....

      Trường hợp có đầy đủ căn cứ khẳng định đây là tài sản riêng của mẹ bạn thì mẹ bạn có toàn quyền trong việc định đoạt, quản lý tài sản đó. Tuy vậy hiện tại ngôi nhà đang được cho thuê nên nếu mẹ bạn chuyển nhượng ngôi nhà và thửa đất đó cho bạn thì cũng phải thực hiện việc thông báo đến người đang thuê nhà được biết - tức là mẹ bạn cũng phải tuân thủ các nội dung của hơp đồng thuê nhà để không làm thiệt hại cho người đang thuê.

      Bạn có thể tham khảo một số điều của luật Luật Hôn nhân và gia đình năm 2013 để nắm rõ thêm:

      Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

      1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

      2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

      Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng

      1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

      2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.

      3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

      4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn