Ban hành Quy chuẩn sửa đổi QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình?

Xin hỏi: Quy chuẩn sửa đổi QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình như thế nào?- Câu hỏi của anh An (Hà Nội).

Ban hành Quy chuẩn sửa đổi QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình?

Ngày 16/10/2023, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 09/2023/TT-BXD sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

Theo đó, kế từ ngày 01/12/2023, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình sẽ thực hiện theo các nội dung được quy định tại QCVN 06:2022/BXD và sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD.

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định về quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm an toàn cháy cho người. Cụ thể như sau:

- Trong các nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm, được phép bố trí phòng hút thuốc, các siêu thị và trung tâm thương mại, quán ăn, quán giải khát và các gian phòng công cộng khác nằm sâu hơn tầng hầm 1 khi thiết kế theo các tài liệu chuẩn được phép áp dụng, hoặc có luận chứng kỹ thuật theo 1.1.10.

- Đối với bệnh viện và trường phổ thông, chỉ cho phép bố trí các công năng khám bệnh không có điều trị nội trú (khi đó không áp dụng 3.1.6 đối với bệnh viện), các công năng văn phòng, phụ trợ khác từ tầng bán hầm hoặc tầng hầm 1 (trong trường hợp không có tầng bán hầm) trở lên.

- Tất cả các sàn tầng hầm, ít nhất phải có một lối vào buồng thang bộ thoát nạn đi qua sảnh ngăn khói được ngăn cách với không gian xung quanh bằng vách ngăn cháy loại 1 hoặc giải pháp tương đương khác. Các cửa đi phải là loại có cơ cấu tự đóng.

Bên cạnh đó, Thông tư còn có thêm nội dung đáng chú ý về lối ra thoát nạn của tầng nhà như sau:

- Từ mỗi tầng (hoặc từ một phần của tầng được ngăn cách khỏi các phần khác của tầng bằng các bộ phận ngăn cháy) có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F2, F3, F4.2, F4.3 và F4.4, phải thỏa mãn điều kiện không được để xe cơ giới, không được bố trí kho hạng A, B, C tại tầng có lối thoát nạn ra ngoài nhà, trừ khi các khu vực này được ngăn cách theo các quy định của quy chuẩn này;

- Khoảng cách thoát nạn giới hạn cho phép (Phụ lục G) trên mỗi tầng được đo dọc theo tâm đường thoát nạn, bắt đầu từ tâm của cửa các gian phòng hoặc từ chỗ xa nhất có thể có người trong phòng (tùy thuộc vào việc có ngăn cháy giữa gian phòng và đường thoát nạn hay không) đến tâm của lối ra thoát nạn gần nhất của mỗi tầng.

...

 

Ban hành Quy chuẩn sửa đổi QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình? (Hình từ Internet)

Gian phòng nào phải có từ hai lối ra thoát nạn trở lên?

Tại tiết 3.2.5 Tiểu mục 3.2 Mục 3 QCVN 06:2022/BXD được sửa đổi bởi mục 1 Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BXD có quy định gian phòng phải có từ hai lối ra thoát nạn trở lên bao gồm:

- Các gian phòng nhóm F1.1 có mặt đồng thời hơn 15 người;

- Các gian phòng trong các tầng hầm và tầng nửa hầm có mặt đồng thời hơn 15 người;

- Các gian phòng có mặt đồng thời từ 50 người trở lên;

- Các gian phòng (trừ các gian phòng nhóm F5) có mặt đồng thời dưới 50 người (bao gồm cả tầng khán giả ở trên cao hoặc ban công khán phòng) với khoảng cách dọc theo lối đi từ chỗ xa nhất có người đến lối ra thoát nạn vượt quá 25 m.

Khi có các lối thoát nạn thông vào gian phòng đang xét từ các gian phòng bên cạnh với số lượng trên 5 người có mặt ở mỗi phòng bên cạnh, thì khoảng cách trên phải bao gồm độ dài đường thoát nạn cho người từ các gian phòng bên cạnh đó;

- Các gian phòng có tổng số người có mặt trong đó và trong các gian liền kề có lối thoát nạn chỉ đi vào gian phòng đang xét từ 50 người trở lên;

- Các gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B có số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 5 người, hạng C - khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 25 người hoặc có diện tích lớn hơn 1 000 m2;

- Các sàn công tác hở và các sàn dành cho người vận hành và bảo dưỡng thiết bị trong các gian phòng nhóm F5 có diện tích lớn hơn 100 m2 - đối với các gian phòng thuộc hạng A và B hoặc lớn hơn 400 m2 - đối với các gian phòng thuộc các hạng khác.

Nếu gian phòng phải có từ 2 lối ra thoát nạn trở lên thì cho phép bố trí không quá 50 % số lượng lối ra thoát nạn của gian phòng đó đi qua một gian phòng liền kề, với điều kiện gian phòng liền kề đó cũng phải có lối ra thoát nạn tuân thủ quy định của quy chuẩn này và các tài liệu chuẩn tương ứng cho gian phòng đó.

Các tầng nhà nào phải có từ hai lối ra thoát nạn trở lên?

Tại tiết 3.2.6 Tiểu mục 3.2 Mục 3 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD quy định các tầng nhà sau đây phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn như sau:

3.BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI

...

3.2 Lối ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp

...

3.2.6 Số lượng lối ra thoát nạn của tầng nhà

3.2.6.1 Các tầng nhà sau đây phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn:

a) Các tầng của nhà thuộc các nhóm F1.1; F1.2; F2.1; F2.2; F3; F4;

b) Các tầng nhà với số lượng người từ 50 trở lên;

c) Các tầng của nhà nhóm F1.3 khi tổng diện tích các căn hộ trên một tầng lớn hơn 500 m2 (đối với các nhà đơn nguyên thì tính diện tích trên một tầng của đơn nguyên). Trường hợp tổng diện tích các căn hộ trên một tầng nhỏ hơn hoặc bằng 500 m2 và khi chỉ có một lối ra thoát nạn từ một tầng, thì từ mỗi căn hộ ở độ cao lớn hơn 15 m, ngoài lối ra thoát nạn, phải có một lối ra khẩn cấp theo quy định tại 3.2.13;

d) Các tầng của nhà nhóm F5, hạng A hoặc B khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 5 người, hạng C khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 25 người;

e) Các tầng hầm và nửa hầm có diện tích lớn hơn 300 m2 hoặc dùng cho hơn 15 người có mặt đồng thời.

Như vậy, các tầng nhà phải có từ hai lối ra thoát nạn trở lên bao gồm:

- Các tầng của nhà thuộc các nhóm F1.1; F1.2; F2.1; F2.2; F3; F4;

- Các tầng nhà với số lượng người từ 50 trở lên;

- Các tầng của nhà nhóm F1.3 khi tổng diện tích các căn hộ trên một tầng lớn hơn 500 m2 (đối với các nhà đơn nguyên thì tính diện tích trên một tầng của đơn nguyên). Trường hợp tổng diện tích các căn hộ trên một tầng nhỏ hơn hoặc bằng 500 m2 và khi chỉ có một lối ra thoát nạn từ một tầng, thì từ mỗi căn hộ ở độ cao lớn hơn 15 m, ngoài lối ra thoát nạn, phải có một lối ra khẩn cấp theo quy định tại 3.2.13;

- Các tầng của nhà nhóm F5, hạng A hoặc B khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 5 người, hạng C khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 25 người;

- Các tầng hầm và nửa hầm có diện tích lớn hơn 300 m2 hoặc dùng cho hơn 15 người có mặt đồng thời.

Lưu ý: Thông tư 09/2023/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 01/12/2023.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm ở đồng bằng là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện của nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 94/2024/TT-BQP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở trong Quân đội nhân dân Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất? Trường hợp nào không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Những loại đất nào có thời hạn sử dụng 50 năm? Sử dụng đất theo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đất trồng lúa có thời hạn sử dụng là bao lâu? Hết hạn có được gia hạn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị chuyển hình thức giao đất/cho thuê đất mới nhất năm 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;