Vợ chồng có được mươn thẻ bảo hiểm y tế của nhau để đi khám bệnh hay không?

Vợ chồng có được mươn thẻ bảo hiểm y tế của nhau để đi khám bệnh hay không?

Chào anh chị, chồng em đang làm việc tại một công ty và có bảo hiểm y tế, em chỉ làm công việc nội trợ nên không mua. Anh chị cho em hỏi trường hợp em bị bệnh thì em có được mượn thẻ của chồng em đi khám được hay không? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Vợ chồng có được mươn thẻ bảo hiểm y tế của nhau để đi khám bệnh hay không?

Tại Điều 37 Luật Bảo hiểm y tế 2008 có quy định về nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế như sau:

1. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.

2. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế.

3. Thực hiện các quy định tại Điều 28 của Luật này khi đến khám bệnh, chữa bệnh.

4. Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh.

5. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Căn cứ theo quy định hiện hành, người sử dụng bảo hiểm y tế không được cho người khác mượn thẻ. Chính vì vậy, bạn không thể mượn thẻ của chồng để đi khám bệnh.

Mượn thẻ bảo hiểm y tế của chồng đi khám bệnh có thể bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:

1. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Như vậy, tùy từng trường hợp vi phạm, đã gây thiệt hại hoặc chưa gây thiệt hại mà mức phạt sẽ khác nhau. Ngoài ra, người vi phạm còn phải hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế nếu hành vi gây thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2025, người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ thai sản bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động nhận nuôi con nuôi có được hưởng chế độ thai sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những hành vi nào bị cấm khi tương tác trên Zalo Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, quỹ bảo hiểm xã hội chi đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Quyết định 1624/QĐ-BHXH năm 2024 về Quy chế hoạt động tài khoản Zalo Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau tối đa bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, lao động nữ được nghỉ khám thai tối đa bao nhiêu lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, thân nhân của người lao động tham gia BHXH bắt buộc được nhận một lần trợ cấp mai táng trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, con ốm đau người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/7/2025 gồm những giấy tờ gì?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;