Biện pháp xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế từ ngày 01/7/2025?
Biện pháp xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế từ ngày 01/7/2025?
Căn cứ Điều 49 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 quy định xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế:
Điều 49. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp xử lý hành vi chậm đóng bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Bắt buộc đóng đủ số tiền chậm đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế chậm đóng và số ngày chậm đóng vào quỹ bảo hiểm y tế;
b) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Không xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
[...]
Như vậy, biện pháp xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế từ ngày 01/7/2025 như sau:
[1] Biện pháp xử lý hành vi chậm đóng bảo hiểm y tế bao gồm:
- Bắt buộc đóng đủ số tiền chậm đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế chậm đóng và số ngày chậm đóng vào quỹ bảo hiểm y tế
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
- Không xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
[2] Biện pháp xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế bao gồm:
- Bắt buộc đóng đủ số tiền trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế trốn đóng và số ngày trốn đóng vào quỹ bảo hiểm y tế
- Xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
- Không xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
Biện pháp xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế từ ngày 01/7/2025? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?
Căn cứ khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 quy định đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế bao gồm:
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo
- Học sinh, sinh viên
- Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
- Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của pháp luật
- Nhân viên y tế thôn, bản; cô đỡ thôn, bản
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật
- Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các xã được xác định không còn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ
- Người được tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú theo quy định của Luật Di sản văn hóa
- Nạn nhân theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người
Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi điểm a khoản 35 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 quy định đổi thẻ bảo hiểm y tế:
Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
a) Rách, nát hoặc hỏng;
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
2. Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
b) Thẻ bảo hiểm y tế.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan bảo hiểm xã hội phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
4. Người được đổi thẻ bảo hiểm y tế do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí đổi thẻ bảo hiểm y tế.
Như vậy, thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau:
- Rách, nát hoặc hỏng
- Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu
- Thông tin ghi trong thẻ không đúng