Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2025?

Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2025? Đối tượng nào tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc? Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là những hành vi nào?

Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2025?

Tại Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2025 như sau:

[1] Hệ số trượt giá tiền lương tháng đóng BHXH (Mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH) quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

Mức điều chỉnh

5,63

4,78

4,51

4,37

4,06

3,89

3,95

3,97

3,82

3,70

3,43

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Mức điều chỉnh

3,17

2,95

2,72

2,21

2,07

1,90

1,60

1,47

1,37

1,32

1,31

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

Mức điều chỉnh

1,28

1,23

1,19

1,16

1,12

1,10

1,07

1,04

1,00

1,00

[2] Hệ số trượt giá thu thập tháng đóng BHXH (Mức điều chỉnh thu nhập tháng đóng BHXH) quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Mức điều chỉnh

2,21

2,07

1,90

1,60

1,47

1,37

1,32

1,31

1,28

Năm

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

Mức điều chỉnh

1,23

1,19

1,16

1,12

1,10

1,07

1,04

1,00

1,00

Lưu ý: Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 28/02/2025.

Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2025?

Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2025? (Hình tù Internet)

Đối tượng nào tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
[...]

Như vậy, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

[1] Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên

[2] Cán bộ, công chức, viên chức

[3] Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu

[4] Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân

[5] Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí

[6] Dân quân thường trực

[7] Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác

[8] Vợ hoặc chồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí

[9] Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương

[10] Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố

[11] Đối tượng [1] làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất

[12] Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ

[13] Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hưởng tiền lương.

Ngoài ra, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam, trừ các trường hợp sau đây:

- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

- Tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu

- Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là những hành vi nào?

Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là các hành vi:

- Chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đã đăng ký kể từ sau ngày đóng bảo hiểm xã hội chậm nhất

- Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội.

- Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp

- Thuộc trường hợp không bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;