Xử lý vi phạm đối với thành viên bù trừ theo hình thức nào khi để vi phạm quy định giới hạn vị thế trên tài khoản nhà đầu tư 02 lần trong tháng?

Xử lý vi phạm đối với thành viên bù trừ theo hình thức nào khi để vi phạm quy định giới hạn vị thế trên tài khoản nhà đầu tư 02 lần trong tháng? - Câu hỏi của chị Huyền (Lâm Đồng)

Hình thức xử lý vi phạm đối với thành viên bù trừ được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Quy chế thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 84/QĐ-VSD năm 2022 quy định về hình thức xử lý vi phạm đối với thành viên bù trừ như sau:

Các hình thức xử lý vi phạm đối với thành viên bù trừ
1. VSD áp dụng các hình thức xử lý vi phạm sau đây đối với thành viên bù trừ:
a) Nhắc nhở;
b) Khiển trách;
c) Đình chỉ hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ;
d) Hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ bắt buộc.
2. Hình thức xử lý vi phạm theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này sẽ được công bố trên trang thông tin điện tử của VSD và báo cáo UBCKNN. Thành viên bù trừ bị xử lý vi phạm có trách nhiệm công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của chính thành viên bù trừ.
3. Việc xử lý vi phạm theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các thành viên bù trừ đang trong quá trình xử lý hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ.

Như vậy, Trung tâm Lưu ký chứng khoán có thể xử lý vi phạm sau đây đối với thành viên bù trừ theo các hình thức:

- Nhắc nhở;

- Khiển trách;

- Đình chỉ hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ;

- Hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ bắt buộc.

Xử lý vi phạm đối với thành viên bù trừ theo hình thức nào khi để vi phạm quy định giới hạn vị thế trên tài khoản nhà đầu tư 02 lần trong tháng?

Xử lý vi phạm đối với thành viên bù trừ theo hình thức nào khi để vi phạm quy định giới hạn vị thế trên tài khoản nhà đầu tư 02 lần trong tháng?

Xử lý vi phạm đối với thành viên bù trừ theo hình thức nào khi để vi phạm quy định giới hạn vị thế trên tài khoản nhà đầu tư 02 lần trong tháng?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 84/QĐ-VSD năm 2022 quy định về xử phạt vi phạm đối với thành viên bù trừ theo hình thức nhắc nhở như sau:

Nhắc nhở
1. VSD ban hành văn bản nhắc nhở thành viên bù trừ trong các trường hợp sau:
a) Không đóng góp đủ và/hoặc không đóng góp đúng hạn vào Quỹ bù trừ theo thông báo của VSD;
b) Không khắc phục được vi phạm quy định về tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ trước thời hạn nộp ký quỹ trong ngày theo quy định tại Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại VSD với số lượng từ 02 tài khoản trở xuống;
c) Trong thời hạn 01 tháng để xảy ra 02 lần vi phạm quy định giới hạn vị thế trên tài khoản nhà đầu tư;
d) Không hoàn tất việc giảm số lượng hợp đồng tương lai vượt giới hạn vị thế trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo vi phạm của VSD ngoại trừ trường hợp vượt giới hạn vị thế do xác định lại tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
đ) Mất khả năng thanh toán với số tiền thiếu hụt không vượt quá số dư tiền ký quỹ có thể sử dụng của chính thành viên bù trừ đó tại thời điểm xác định mất khả năng thanh toán (bao gồm tiền ký quỹ trên tài khoản nhà đầu tư mất khả năng thanh toán và tiền ký quỹ tự doanh);
e) Không nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản giá dịch vụ liên quan đến hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh theo thông báo của VSD.
g) Không thông báo hoặc thông báo chậm so với thời hạn quy định cho VSD về các nội dung thay đổi thông tin đăng ký thành viên bù trừ (trường hợp không cần VSD chấp thuận) quy định tại Điều 3 Quy chế này.
...

Như vậy, đối với trường hợp thành viên bù trừ vi phạm quy định giới hạn vị thế trên tài khoản nhà đầu tư 02 lần trong tháng thì Trung tâm Lưu ký chứng khoán có thể xử lý vi phạm theo hình thức nhắc nhở.

Trách nhiệm báo cáo của thành viên bù trừ được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 10 Quy chế thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 84/QĐ-VSD năm 2022 quy định như sau:

Trách nhiệm báo cáo của thành viên bù trừ
1. Thành viên bù trừ phải báo cáo cho VSD trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi xảy ra các sự kiện sau đây:
a) Hệ thống phục vụ cho hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại thành viên bù trừ gặp sự cố;
b) Xảy ra các sự cố liên quan đến hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh mà không khắc phục được ngay trong ngày;
b) Bị đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh;
c) Bị hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh;
d) Bị mất khả năng thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 58/2021/TT-BTC;
đ) Bị đặt vào các tình trạng cảnh báo theo quy định pháp luật chứng khoán về an toàn tài chính, quy định pháp luật ngân hàng về an toàn vốn.
2. Báo cáo theo yêu cầu
Trong trường hợp cần thiết, VSD có thể yêu cầu thành viên bù trừ cung cấp các thông tin về vị thế mở, tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ, khách hàng của thành viên bù trừ và các tài liệu khác liên quan tới hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại thành viên bù trừ.

Theo đó, thành viên bù trừ phải có trách nhiệm báo cáo trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi xảy ra các sự kiện nêu trên hoặc phải báo cáo theo yêu cầu trong trường hợp cần thiết.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}