Có phải chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt sẽ bị Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM quyết định tạm ngừng giao dịch chứng khoán không?

Có phải chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt sẽ bị Sở giao dịch chứng khoán quyết định tạm ngừng giao dịch chứng khoán không? - Câu hỏi của Minh (Hà Nội)

Có phải chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt sẽ bị Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM quyết định tạm ngừng giao dịch chứng khoán không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 quy định các trường hợp chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt như sau:

Chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt
1. Các trường hợp chứng khoán (ngoại trừ chứng chỉ quỹ ETF) bị kiểm soát đặc biệt:
1.1. Khi tổ chức niêm yết/ công ty quản lý quỹ/ công ty đầu tư chứng khoán tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện cảnh báo;
1.2. Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư sau khi được UBCKNN chấp thuận.
...

Theo đó, các trường hợp chứng khoán (ngoại trừ chứng chỉ quỹ ETF) bị kiểm soát đặc biệt gồm:

- Khi tổ chức niêm yết/ công ty quản lý quỹ/ công ty đầu tư chứng khoán tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện cảnh báo;

- Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư sau khi được UBCKNN chấp thuận.

Theo quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 25 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 như sau:

Tạm ngừng giao dịch chứng khoán niêm yết
1. SGDCK xem xét tạm ngừng giao dịch chứng khoán khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
...
1.2 Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt;

Như vậy, khi tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt thì SGDCK xem xét tạm ngừng giao dịch chứng khoán.

Có phải chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt sẽ bị Sở giao dịch chứng khoán quyết định tạm ngừng giao dịch chứng khoán không?

Có phải chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt sẽ bị Sở giao dịch chứng khoán quyết định tạm ngừng giao dịch chứng khoán không?

Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM sẽ tạm ngừng giao dịch chứng khoán niêm yết trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 về nội dung này như sau:

Tạm ngừng giao dịch chứng khoán niêm yết
1. SGDCK xem xét tạm ngừng giao dịch chứng khoán khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
1.1 Giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường;
1.2 Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt;
1.3 Tổ chức niêm yết thực hiện việc tách, gộp cổ phiếu; tách doanh nghiệp;
1.4 Khi trái phiếu chuyển đổi đăng ký chuyển đổi từng phần thành cổ phiếu;
1.5 Tổ chức niêm yết giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2014 nhưng không thuộc trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc sau khi hoàn tất giảm vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 20 và 24 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP;
1.6 Trong trường hợp cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư hoặc đảm bảo ổn định của thị trường sau khi được UBCKNN chấp thuận.
...

Như vậy, Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM sẽ xem xét tạm ngừng giao dịch chứng khoán khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

- Giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường;

- Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt;

- Tổ chức niêm yết thực hiện việc tách, gộp cổ phiếu; tách doanh nghiệp;

- Khi trái phiếu chuyển đổi đăng ký chuyển đổi từng phần thành cổ phiếu;

- Tổ chức niêm yết giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2014 (quy định này đã được thay thế bởi điểm a khoản 5 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020) nhưng không thuộc trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc sau khi hoàn tất giảm vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Nghị định 58/2012/NĐ-CP (quy định này được thay thế bởi Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP)

- Trong trường hợp cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư hoặc đảm bảo ổn định của thị trường sau khi được UBCKNN chấp thuận.

Trường hợp nào cổ phiếu, trái phiếu của tổ chức niêm yết vào diện bị cảnh cáo?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 quy định thì các cổ phiếu, trái phiếu sẽ bị cảnh cáo khi thuộc trường hợp sau:

- Vốn điều lệ đã góp của tổ chức có cổ phiếu, trái phiếu niêm yết giảm xuống dưới một trăm hai mươi (120) tỷ đồng Việt Nam tính theo giá trị ghi trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất;

- Lợi nhuận sau thuế của năm tài chính trên báo cáo tài chính kiểm toán năm của công ty là số âm (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán).

Trường hợp tổ chức niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lợi nhuận sau thuế căn cứ trên báo cáo tài chính tổng hợp. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con thì lợi nhuận sau thuế căn cứ vào lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất;

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính kiểm toán năm của công ty là số âm (lỗ lũy kế) (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán). Trường hợp tổ chức niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính tổng hợp. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con thì lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất;

- Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh chính từ ba (03) tháng trở lên;

- Tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính năm được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên được soát xét quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin theo quy định hiện hành.

- Tổ chức niêm yết vi phạm quy định công bố thông tin từ bốn (04) lần trở lên trong vòng một (01) năm;

- Cổ phiếu không có giao dịch trong vòng sáu (06) tháng;

- Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư sau khi được UBCKNN chấp thuận.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}