Tổng Kiểm toán nhà nước và phó tổng kiểm toán nhà nước là ai? Trách nhiệm của Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
- Tổng Kiểm toán nhà nước là ai? Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là bao nhiêu?
- Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là ai? Thời hạn bổ nhiệm của phó Tổng Kiểm toán nhà nước là bao nhiêu?
- Trách nhiệm của Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
- Quyền hạn của Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Tổng Kiểm toán nhà nước là ai? Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định như sau:
Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Tổng Kiểm toán nhà nước có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tục.
Theo như quy định trên, Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước.
Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Tổng Kiểm toán nhà nước có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tục.
Tổng Kiểm toán nhà nước và phó tổng kiểm toán nhà nước là ai? Trách nhiệm của Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là ai? Thời hạn bổ nhiệm của phó Tổng Kiểm toán nhà nước là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định như sau:
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về nhiệm vụ được phân công. Khi Tổng Kiểm toán nhà nước vắng mặt, một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy nhiệm thay mặt Tổng Kiểm toán nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo công tác của Kiểm toán nhà nước.
2. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Thời hạn bổ nhiệm của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm.
Theo đó, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là người sẽ giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về nhiệm vụ được phân công.
Khi Tổng Kiểm toán nhà nước vắng mặt, một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy nhiệm thay mặt Tổng Kiểm toán nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo công tác của Kiểm toán nhà nước.
Thời hạn bổ nhiệm của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm.
Trách nhiệm của Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019) quy định trách nhiệm của Tổng Kiểm toán nhà nước như sau:
- Lãnh đạo và chỉ đạo Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 và Điều 11 Luật Kiểm toán nhà nước 2015
- Trình bày báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trước Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động kiểm toán nhà nước; phòng, chống tham nhũng trong cơ quan Kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền của công chức, viên chức thuộc Kiểm toán nhà nước.
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
- Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế và việc thành lập, sáp nhập, giải thể đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
- Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tính độc lập và chất lượng kiểm toán trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyền hạn của Tổng Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định quyền hạn của Tổng Kiểm toán nhà nước như sau:
- Ban hành quyết định kiểm toán.
- Được mời tham dự phiên họp toàn thể của Quốc hội, phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ về vấn đề có liên quan.
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của đơn vị được kiểm toán xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi:
+ Cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
+ Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước;
+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Trường hợp kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước không được giải quyết hoặc giải quyết không đầy đủ thì Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
- Quyết định việc kiểm toán theo đề nghị của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật kiểm toán nhà nước 2015
- Quyết định việc niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân có liên quan.
- Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Phó Tổng Kiểm toán nhà nước.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;