Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân trong công tác phòng chống rửa tiền như thế nào?

Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân trong công tác phòng chống rửa tiền như thế nào? Câu hỏi của anh An đến từ Huế.

Trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân dân trong công tác phòng chống rửa tiền được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 60 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 quy định về trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác phòng chống rửa tiền như sau:

- Viện kiểm sát nhân dân, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi rửa tiền; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền.

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp về hình sự; kịp thời tiếp nhận, xử lý, yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự trong phòng, chống rửa tiền.

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật Phòng chống rửa tiền 2022.

Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân trong công tác phòng chống rửa tiền như thế nào?

Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân trong công tác phòng chống rửa tiền như thế nào?

Trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong công tác phòng chống rửa tiền như thế nào?

Căn cứ tại Điều 61 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 quy định nội dung này như sau:

Trách nhiệm của Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi rửa tiền; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền.
2. Tòa án nhân dân tối cao, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp trong phòng, chống rửa tiền.
3. Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của Luật này.

Theo đó, Tòa án nhân dân, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi rửa tiền; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền.

- Tòa án nhân dân tối cao, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp trong phòng, chống rửa tiền.

- Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật Phòng chống rửa tiền 2022.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng chống rửa tiền như thế nào?

Căn cứ tại Điều 62 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 quy định như sau:

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền tại địa phương.
2. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai và đôn đốc thực hiện kế hoạch phòng, chống rửa tiền, thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền.
3. Phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền theo thẩm quyền.

Như vậy, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng chống rửa tiền là:

- Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống rửa tiền tại địa phương.

- Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai và đôn đốc thực hiện kế hoạch phòng, chống rửa tiền, thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền.

- Phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền theo thẩm quyền.

Nguyên tắc trong phòng, chống rửa tiền được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định nguyên tắc thực hiện trong phòng, chống rửa tiền như sau:

Nguyên tắc trong phòng, chống rửa tiền
1. Việc phòng, chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư­; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Hành vi rửa tiền phải được xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời.

Như vậy, việc phòng chống rửa tiền phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Việc phòng, chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư­; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Hành vi rửa tiền phải được xử lý theo quy định của pháp luật.

- Biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}