Tổ chức, cá nhân nào được thành lập trung tâm dịch vụ việc làm: Trung tâm phải có ít nhất bao nhiêu viên chức làm việc?

Tôi thấy nhu cầu tìm việc làm của người dân ở quê mình đang khá là lớn. Vì thế tôi đang có dự định thành lập một trung tâm dịch vụ việc làm. Vậy tôi có được phép thành lập trung tâm dịch vụ việc làm không?

Tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước có được thành lập trung tâm dịch vụ việc làm không?

Căn cứ vào Điều 37 Luật Việc làm 2013 quy định như sai:

“Điều 37. Trung tâm dịch vụ việc làm
1. Trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm:
a) Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước thành lập;
b) Trung tâm dịch vụ việc làm do tổ chức chính trị - xã hội thành lập.
2. Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập phải phù hợp với quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực theo quy định. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm.”

Theo đó, căn cứ vào chủ thể thành lập thì sẽ có 02 loại trung tâm dịch vụ việc làm là trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước thành lập và trung tâm dịch vụ việc làm do tổ chức chính trị - xã hội thành lập. Như vậy, tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước không thể thành lập trung tâm dịch vụ việc làm.

Tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước có được phép thành lập trung tâm dịch vụ việc làm không?

Tổ chức, cá nhân nào được thành lập trung tâm dịch vụ việc làm: Trung tâm phải có ít nhất bao nhiêu viên chức làm việc?

Cần phải đảm bảo bao nhiêu lao động thì mới được thành lập trung tâm dịch vụ việc làm?

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 3. Điều kiện thành lập, tổ chức lại và giải thể
1. Điều kiện thành lập
a) Có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công về việc làm;
b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới);
d) Có trang thiết bị để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này phù hợp với tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng do cấp có thẩm quyền ban hành;
đ) Có ít nhất 15 người làm việc là viên chức;
e) Cơ quan có thẩm quyền thành lập đảm bảo kinh phí cho các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện tổ chức lại và giải thể
Điều kiện tổ chức lại, giải thể trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập mới, tổ chức lại phải thực hiện phương án về trụ sở làm việc, trang thiết bị và nhân sự trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có Quyết định thành lập. Trường hợp cần thiết thành lập mới trung tâm dịch vụ việc làm thì trung tâm dịch vụ việc làm phải tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư.”

Như vậy, để thành lập trung tâm dịch vụ việc làm thì cần phải đảm bảo theo các quy định như trên. Theo đó, thì cần phải có ít nhất 15 viên chức làm việc thì mới đảm bảo điều kiện về số lượng lao động để thành lập trung tâm dịch vụ việc làm.

Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ có những nhiệm vụ như thế nào?

Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 7. Nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm
1. Hoạt động tư vấn, gồm:
a) Tư vấn, định hướng về nghề nghiệp, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động lựa chọn ngành nghề, phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
b) Tư vấn việc làm cho người lao động để lựa chọn vị trí việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn về kỹ năng tham gia dự tuyến; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
c) Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển, sử dụng và quản lý lao động; về quản trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực;
d) Tư vấn về chính sách lao động, việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
2. Giới thiệu việc làm cho người lao động.
3. Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, gồm:
a) Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;
b) Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Giới thiệu lao động cho doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
5. Phân tích và dự báo thị trường lao động.
6. Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
7. Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.”

Theo đó, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ thực hiện những nhiệm vụ được liệt kê theo quy định như trên.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

36 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}