Thù lao trả theo giờ của Luật sư tham gia tố tụng hình sự theo thỏa thuận với khách hàng là bao nhiêu?

Tôi muốn hỏi thù lao trả theo giờ của luật sư tham gia tố tụng hình sự theo thỏa thuận với khách hàng là bao nhiêu? - câu hỏi của chị Hoàng Quyên (Sa Đéc)

Thù lao trả theo giờ của luật sư tham gia tố tụng hình sự theo thỏa thuận với khách hàng là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 55 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:

Căn cứ và phương thức tính thù lao
....
2. Thù lao được tính theo các phương thức sau đây:
a) Giờ làm việc của luật sư;
b) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
c) Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án;
d) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.

Theo đó, thù lao của Luật sư tham gia tố tụng hình sự có thể được trả theo giờ làm việc của Luật sư.

Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Mức trần thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự
1. Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 55 của Luật luật sư và được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
Thời gian làm việc của luật sư do luật sư và khách hàng thỏa thuận.
2. Khuyến khích văn phòng luật sư, công ty luật miễn, giảm thù lao luật sư cho những người nghèo, đối tượng chính sách.

Theo như quy định trên, mức thù lao cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.

Thời gian làm việc của luật sư do luật sư và khách hàng thỏa thuận.

Trong đó, mức lương cơ sở theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP như sau:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Theo đó mức lương cơ sở áp dụng đến ngày hết ngày 30/06/2023 là 1.490.000 đồng/tháng.

Như vậy, thù lao của luật sư tham gia tố tụng theo thỏa thuận với khách hàng do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật thỏa thuận nhưng không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở trên 01 giờ làm việc của luật sư tương ứng với số tiền thù lao tối đa mà luật sư có thể nhận được là 447.000 đồng/giờ.

Đồng thời, theo Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.

Từ ngày 01/7/2023, thù lao của luật sư tham gia tố tụng theo thỏa thuận với khách hàng do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật thỏa thuận nhưng không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở trên 01 giờ làm việc của luật sư tương ứng với số tiền thù lao tối đa mà luật sư có thể nhận được là 540.000 đồng/giờ

Thù lao trả theo giờ của Luật sư tham gia tố tụng hình sự theo thỏa thuận với khách hàng là bao nhiêu?

Thù lao trả theo giờ của Luật sư tham gia tố tụng hình sự theo thỏa thuận với khách hàng là bao nhiêu?

Mức thù lao của Luật sư được tính dựa trên căn cứ nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:

Căn cứ và phương thức tính thù lao
1. Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý;
b) Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;
c) Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.

Theo như quy định trên, mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ sau:

- Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý;

- Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;

- Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.

Quyền của luật sư trong vụ án hình sự được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Người bào chữa
...
2. Người bào chữa có thể là:
a) Luật sư;
...

Theo đó, Luật sư có thể là người bào chữa trong vụ án hình sự. Khi là người bào chữa, luật sư có các quyền theo Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:

- Gặp, hỏi người bị buộc tội;

- Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;

- Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

- Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

- Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

- Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;

- Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;

- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}