Thời hạn gửi hồ sơ khen thưởng tại Tòa án nhân dân là khi nào? Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương ngành Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?

Thời hạn gửi hồ sơ khen thưởng tại Tòa án nhân dân là khi nào? Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương tại Tòa án nhân dân được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh An ở Huế.

Thời hạn gửi hồ sơ khen thưởng tại Tòa án nhân dân năm 2023 là khi nào?

Ngày 05/05/2023, Vụ Thi đua - Khen thưởng ban hành Công văn 28/TANDTC-TĐKT năm 2023 về thời gian gửi hồ sơ khen thưởng năm 2023.

Theo đó, các mốc thời gian gửi hồ sơ khen thưởng tại TAND năm 2023 được xác định như sau:

- Danh hiệu Thẩm phán giỏi, Thẩm phán tiêu biểu, Thẩm phán mẫu mực: Gửi hồ sơ trước ngày 30/6/2023;

- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án: Gửi hồ sơ trước ngày 31/7/2023;

- Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc: Gửi hồ sơ trước ngày 15/8/2023.

Theo đó, Thủ trưởng các đơn vị trong TAND trực tiếp ký các văn bản xác nhận (không ủy quyền cho cấp Phó) và chịu trách nhiệm trước Chánh án TAND tối cao về tính chính xác, khách quan, trung thực đối với các tài liệu, số liệu liên quan trong hồ sơ đề nghị khen thưởng của tập thể, cá nhân theo thẩm quyền quản lý.

Thời hạn gửi hồ sơ khen thưởng tại Tòa án nhân dân là khi nào? Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương tại Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?

Thời hạn gửi hồ sơ khen thưởng tại Tòa án nhân dân là khi nào? Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương tại Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?

Hồ sơ khen thưởng, nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án được quy định ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 19/2018/QĐ-TANDTC-TĐKT, hồ sơ đề nghị khen thưởng theo hình thức kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án bao gồm:

- Tờ trình đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương.

- Danh sách trích ngang các trường hợp được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương.

- Bản sao các Quyết định khen thưởng liên quan đến việc xét tặng Kỷ niệm chương.

- Bản kê khai tóm tắt thành tích và quá trình công tác của cá nhân có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị đề nghị xét tặng. Đối với cá nhân đã nghỉ hưu, thì do đơn vị quản lý cán bộ trước khi nghỉ hưu xác nhận.

(Trong trường hợp có lý do chính đáng, cá nhân người được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương không lập được Bản kê khai tóm tắt thành tích và quá trình công tác, đơn vị đề nghị xét tặng có trách nhiệm kê khai thay).

- Đối tượng khác không phải làm bản kê khai tóm tắt quá trình công tác và thành tích cá nhân, nhưng đơn vị đề nghị xét tặng phải làm bản tóm tắt công lao, thành tích của cá nhân được đề nghị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tòa án nhân dân.

- Đối với cá nhân là người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài thì phải có văn bản nhận xét và đề nghị của đơn vị chức năng của Tòa án nhân dân.

- Bản sao các Quyết định khen thưởng liên quan đến việc xét tặng Kỷ niệm chương

Về nguyên tắc xét tặng, Điều 3 Quy chế ba.n hành kèm theo Quyết định 19/2018/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2018 có quy định như sau:

Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương
1. Kỷ niệm chương chỉ được xét tặng một lần, không có hình thức truy tặng.
2. Việc xét tặng Kỷ niệm chương phải được thực hiện công khai, dân chủ, công bằng, kịp thời và đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục quy định tại Quy chế này.
3. Khi xét tặng Kỷ niệm chương mỗi cá nhân chỉ được chọn một danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng cao nhất theo quy định để được xét tặng trước thời hạn, không cộng dồn thành tích để được hưởng quy định xét tặng trước thời hạn.

Như vậy, việc xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án được thực hiện theo 03 nguyên tắc nêu trên.

Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương tại Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 19/2018/TANDTC-TDKT năm 2018 quy định như sau:

Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương
1. Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Quy chế này có thể được xét, đề nghị tặng Kỷ niệm chương khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Là Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Là Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Thẩm phán cao cấp được đề nghị xét tặng khi đủ 01 nhiệm kỳ. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án, các Tòa án nhân dân cấp cao, các đơn vị thuộc Tòa án quân sự trung ương, các Tòa án nhân dân cấp tỉnh được đề nghị xét tặng khi đủ 02 nhiệm kỳ (trường hợp Thủ trưởng đã có thông báo nghỉ hưu, đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác là 01 nhiệm kỳ) và 03 nhiệm kỳ đối với cấp phó (đối với lãnh đạo là nữ được giảm 1/3 thời gian so với quy định);
c) Cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Quy chế này có thời gian công tác trong Tòa án nhân dân từ đủ 20 năm trở lên đối với nam và từ đủ 15 năm trở lên đối với nữ;
d) Cá nhân đã và đang công tác trong Tòa án nhân dân hoặc làm công tác Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân được tặng thưởng Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân hoặc Huân chương (Sao vàng, Hồ Chí Minh, Độc lập các hạng) được đề nghị xét tặng ngay sau khi có quyết định khen thưởng;
đ) Xét tặng trước thời hạn khi cá nhân được tặng thưởng “Huân chương Lao động” các hạng, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân”, “Chiến sĩ thi đua toàn quân”, “Thẩm phán mẫu mực”, “Thẩm phán tiêu biểu”, “Thẩm phán giỏi”, cụ thể:
- Cá nhân được tặng thưởng “Huân chương Lao động” các hạng; “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; “Thẩm phán mẫu mực”: được đề nghị xét tặng trước thời hạn 05 năm;
- Cá nhân được tặng thưởng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”; “Thẩm phán tiêu biểu”: được đề nghị xét tặng trước thời hạn 03 năm;
- Cá nhân được tặng thưởng “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân”; “Chiến sĩ thi đua toàn quân”; “Thẩm phán giỏi”: được đề nghị xét tặng trước thời hạn 01 năm;
e) Cá nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Quy chế này có thời gian tham gia công tác xét xử từ đủ 10 năm trở lên;
g) Cá nhân có thời gian công tác trong Tòa án nhân dân mà có thời gian công tác ở các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Viện Kiểm sát, Thi hành án) thì thời gian công tác ở các cơ quan đó cũng được tính như thời gian công tác trong Tòa án nhân dân, nhưng ít nhất phải công tác tại Tòa án từ đủ 05 năm.
2. Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế này có thể được xét, đề nghị tặng Kỷ niệm chương khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có công lao, thành tích đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tòa án nhân dân;
b) Có công trình nghiên cứu khoa học hoặc sáng kiến, giải pháp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận và có giá trị đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tòa án nhân dân;
c) Có công lao, thành tích trong quá trình thực hiện các công trình, dự án, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tòa án nhân dân;
d) Có công lao trong việc xây dựng và củng cố quan hệ hợp tác giữa các nước, các tổ chức quốc tế với Tòa án nhân dân, đóng góp tích cực cho sự nghiệp của Tòa án nhân dân;
đ) Có sự giúp đỡ, ủng hộ xứng đáng về tài chính hoặc vật chất cho sự phát triển của Tòa án nhân dân.
3. Cá nhân khác theo Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Như vậy, cá nhân có thể được xét, đề nghị tặng Kỷ niệm chương khi đạt một trong các tiêu chuẩn nêu trên.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}