Sắp tới, cách nhận biết tiền giả, tiền thật tại Việt Nam như thế nào? Số tiền giả khi bị phát hiện sẽ được xử lý ra sao?

Theo tôi được biế,t việc sử dụng tiền giả đang gia tăng hiện nay. Tôi muốn biết sắp tới công tác phòng chống tiền giả được quy định như thế nào nhằm khắc phục tệ nạn này? Số tiền giả sẽ được xử lý ra sao? Mong được giải đáp của tôi!

Cách nhận biết tiền giả, tiền thật tại Việt Nam?

Theo Điều 10 Dự thảo Nghị định quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam (Dự thảo 1) quy định việc thông tin về tiền Việt Nam và thông tin về tiền giả trong công tác phòng chống tiền giả phải được:

- Ngân hàng Nhà nước thông tin công khai, rộng rãi về đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam.

- Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Ngân hàng Nhà nước phối hợp, trao đổi thông tin về đặc điểm nhận biết loại tiền giả mới xuất hiện trong lưu thông.

- Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an xem xét, quyết định việc thông báo công khai thông tin về tiền giả để các tổ chức, cá nhân biết, phòng ngừa. Việc cung cấp, đăng tải thông tin về tiền giả thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thông thường, tại các ngân hàng thông tin cách nhận biết tiền giả, tiền thật tại khu vực giao dịch để khách hàng nhận biết rõ hơn. Ngoài ra, các trang thông tin của các cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ đăng tải bộ nhận biết tiền giả, tiền thật đến rộng rãi người dân nhằm tăng cường công tác phòng chống tiền giả.

Sắp tới, cách nhận biết tiền giả, tiền thật tại Việt Nam như thế nào? Số tiền giả khi bị phát hiện sẽ được xử lý ra sao?

Sắp tới công tác phòng chống tiền giả được quy định như thế nào?

Giám định tiền giả, tiền nghi giả trong công tác phòng chống tiền giả như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Dự thảo Nghị định quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam (Dự thảo 1) quy định việc giám định tiền giả, tiền nghi giả trong công tác phòng chống tiền giả như sau:

- Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện giám định tiền giả, tiền nghi giả cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Danh sách và địa chỉ liên hệ của các cơ quan, đơn vị thực hiện giám định tiền giả, tiền nghi giả phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước.

Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm bố trí cán bộ có chuyên môn thực hiện giám định, đảm bảo trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ công giám định tiền giả, tiền nghi giả.

- Hồ sơ đề nghị giám định

Các tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định tiền giả, tiền nghi giả phải lập 01 (một) bộ hồ sơ và chuyển đến cơ quan giám định, hồ sơ gồm:

+ Văn bản đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả (theo mẫu tại Phụ lục III).

+ Hiện vật là tiền giả, tiền nghi giả cần giám định.

- Thời gian giám định tối đa 5 ngày làm việc đối với 1 tờ/miếng tiền cần giám định kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 2, Điều này.

- Việc giám định của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước được thực hiện miễn phí.

- Trường hợp chưa có sự thống nhất về kết quả giám định tiền giữa các cơ quan giám định thì kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước có giá trị thực hiện.

Quy trình xử lý số tiền giả sau khi bị phát hiện trong công tác phòng chống tiền giả?

Sau khi có kết quả giám định tiền giả, kết quả này sẽ được xử lý theo Điều 6 Dự thảo Nghị định quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam (Dự thảo 1) như sau:

- Cơ quan giám định thông báo kết luận giám định bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị giám định. Trường hợp kết luận giám định không phải tiền giả, cơ quan giám định hoàn trả hiện vật cho tổ chức, cá nhân đề nghị giám định; Trường hợp kết luận giám định là tiền giả, cơ quan giám định thực hiện thu giữ hiện vật và xử lý theo quy định.

- Tổ chức đề nghị giám định tiền nghi giả theo khoản 2 Điều 4 Nghị định này có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân có tiền nghi giả bị tạm thu giữ bằng văn bản, kèm theo thông báo kết quả giám định của cơ quan giám định. Trường hợp kết luận giám định là tiền thật, phải hoàn trả cho tổ chức, cá nhân.

- Đối với tiền giả, tiền nghi giả giám định theo yêu cầu của cơ quan công an, quân đội, hải quan, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân sau khi giám định cơ quan giám định hoàn trả lại cơ quan cơ quan đã yêu cầu giám định.

Tiếp theo quá trình xử lý kết quả giám định thì số tiền giả sẽ được lưu giữ, đóng gói, bảo quản, giao nhận, vận chuyển tiền giả theo quy định tại Điều 7 Dự thảo Nghị định quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam (Dự thảo 1) như sau:

- Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước được giữ lại một số tiền giả làm tư liệu nghiên cứu. Bộ trưởng Bộ Công an và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định số lượng, chủng loại và quy định việc lưu giữ, quản lý, sử dụng số tư liệu này của cơ quan giám định thuộc Bộ, Ngành quản lý.

- Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính xem xét, quyết định việc đóng gói, bảo quản, giao nhận, vận chuyển tiền giả trong phạm vi, thẩm quyền quản lý.

Tiền giả sẽ được giao nộp theo Điều 8 Dự thảo Nghị định quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam (Dự thảo 1) như sau:

- Các tổ chức, cá nhân có tiền giả có trách nhiệm giao nộp cho cơ quan chức năng của công an, quân đội, hải quan, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước nơi gần nhất.

- Việc giao nộp tiền giả được thể hiện bằng văn bản trong đó ghi rõ loại tiền, số lượng, mệnh giá, vần seri tiền giả giao nộp (theo mẫu tại Phụ lục IV).

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao nộp tiền giả đã thu giữ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Cuối cùng số tiền giả sẽ được thu nhận và tiêu hủy theo Điều 9 Dự thảo Nghị định quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam (Dự thảo 1) như sau:

- Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu nhận, tiêu hủy tiền giả. Việc tiêu hủy tiền giả thực hiện theo quy định như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

- Việc tiêu hủy tiền giả liên quan đến các vụ việc vi phạm pháp luật thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chi tiết Dự thảo Nghị định quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam (Dự thảo 1): tại đây.

Cù Thị Bích Hiền

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

12 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}