Săn bắt trái phép động vật hoang dã trong khu bảo tồn đất ngập mặn sẽ bị xử phạt 20.000.000 đồng từ ngày 25/8/2022?

Chào Lawnet, cho tôi hỏi vấn đề sau: Phạt bao nhiêu tiền đối với hành vi săn bắt trái phép động vật hoang dã trong khu bảo tồn đất ngập mặn trong năm 2022? Xin cảm ơn!

Những trường hợp phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên nào sẽ không áp dụng quy định xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 47 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 47. Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
1. Các hành vi phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên được xác lập theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, thủy sản, di sản văn hóa được áp dụng hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đó.”

Theo đó, hành vi phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên thuộc quy định của pháp luật về lâm nghiệp, thủy sản, di sản văn hóa thì sẽ không áp dụng biện pháp xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường.

Từ ngày 25/8/2022, săn bắt trái phép động vật hoang dã trong khu bảo tồn đất ngập mặn sẽ bị xử phạt như thế nào?

Săn bắt trái phép động vật hoang dã trong khu bảo tồn đất ngập mặn sẽ bị xử phạt 20.000.000 đồng từ ngày 25/8/2022?

Săn bắt động vật hoang dã trong khu bảo tồn đất ngập mặn sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 47 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 47. Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
2. Hành vi phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên là khu bảo tồn, trừ các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi săn bắt, đánh bắt, khai thác động vật hoang dã, thực vật hoang dã trong khu bảo tồn đất ngập nước, trừ trường hợp tội phạm về môi trường và trừ trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản đường đi của các loài thủy sinh trong phân khu dịch vụ hành chính của khu bảo tồn đất ngập nước;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi san lấp, đào đắp, thay đổi, ngăn dòng chảy tự nhiên làm thay đổi chế độ thủy văn trong khu bảo tồn đất ngập nước; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép trong khu bảo tồn;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản đường đi của các loài thủy sinh trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn đất ngập nước;
đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; ngăn cản đường đi của các loài thủy sinh trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn đất ngập nước;
e) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi làm thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái và suy giảm thành phần loài trong khu bảo tồn đất ngập nước;
g) Các hành vi xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ hành chính của khu bảo tồn bị áp dụng hình thức xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.”

Theo đó, hành vi phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên là khu bảo tồn sẽ căn cứ vào hành vi vi phạm để xác định mức xử phạt hành chính theo quy định trên.

Trong đó, hành vi săn bắt động vật hoang dã trong khu bảo tồn đất ngập mặn thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và cao nhất 20.000.000 đồng đối với tổ chức. Trường hợp phạm tội về môi trường hoặc săn bắt vì mục đích nghiên cứu khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì sẽ không xử phạt hành chính.

Hủy hoại cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên là vùng đất ngập nước quan trọng ngoài khu bảo tồn sẽ bị xử phạt thế nào?

Căn cứ vào khoản 4 Điều 47 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 47. Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
4. Hành vi hủy hoại cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên là vùng đất ngập nước quan trọng ngoài khu bảo tồn, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi gây tổn hại đến sinh cảnh của các loài chim nước, chim di cư;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gây tổn hại đến nơi nuôi dưỡng và bãi đẻ của các loài thủy sản, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Hành vi gây tổn hại đến nơi nuôi dưỡng và bãi đẻ của các loài thủy sản thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và danh mục các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm thì áp dụng hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.”

Theo đó, căn cứ vào hành vi vi phạm để xác định mức xử phạt hành chính khi hủy hoại cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên là vùng đất ngập nước quan trọng ngoài khu bảo tồn theo quy định nêu trên.

Ngoài ra, căn cứ vào hành vi vi phạm để xác định hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 6, khoản 7 Điều 47 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.

Lưu ý: mức xử phạt hành chính theo các quy định nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ gấp 02 lần so với cá nhân.

Nghị định 45/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/8/2022.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

60 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}