Quy định mới về dịch vụ tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình thực hiện như thế nào?

Quy định mới về dịch vụ tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình thực hiện như thế nào? Chị T ở Hà Nội.

Quy định mới về dịch vụ tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì dịch vụ tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình cho người bị bạo lực gia đình thực hiện như sau:

- Dịch vụ tư vấn tâm lý và kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình do các cơ sở sau cung cấp:

+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Cơ sở trợ giúp xã hội;

+ Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

+ Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.

- Việc cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình cho người bị bạo lực gia đình thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình.

Quy định mới về dịch vụ tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình thực hiện như thế nào?

Quy định mới về dịch vụ tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Người có hành vi bạo lực gia đình có những trách nhiệm nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:

- Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;

- Chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị. Chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối;

- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức, cá nhân khác.

Ngoài ra, người có hành vi bạo lực gia đình là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình thì không được thực hiện quyền của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật quy định của Luật này đối với vụ việc bạo lực gia đình do mình thực hiện.

Hoạt động tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì hoạt động tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình được thực hiện như sau:

(1) Nội dung tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm:

+ Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, giới, bình đẳng giới và quy định của pháp luật có liên quan; quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình, thành viên khác trong gia đình;

+ Kỹ năng ứng xử trong gia đình, tổ chức đời sống gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, xử lý khi xảy ra hành vi bạo lực gia đình, chăm sóc người bị bạo lực gia đình.

(2) Việc tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình tập trung vào các đối tượng sau đây:

+ Người bị bạo lực gia đình;

+ Người có hành vi bạo lực gia đình;

+ Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

+ Người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới;

+ Người chuẩn bị kết hôn.

(3) Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho người thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở.

Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào theo quy định mới nhất?

Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì hoạt động tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình được ngân sách nhà nước chi như sau:

- Chi hỗ trợ thiết lập phòng, bộ phận tư vấn: điện thoại, máy tính, thiết bị, vật tư thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Chi biên soạn tài liệu mới; chỉnh sửa, bổ sung cập nhật tài liệu phù hợp với nội dung tư vấn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Chi thù lao cho nhân viên tư vấn theo chế độ hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc: Mức chi theo thỏa thuận dựa trên năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và quy định của pháp luật về chế độ tiền lương, tiền công.

- Chi các khoản điện, nước, văn phòng phẩm, phô tô tài liệu phục vụ hoạt động tư vấn: Mức chi theo hóa đơn, chứng từ, giá thị trường tại địa phương nhưng tối đa không quá 5.000.000 đồng/tháng/cơ sở.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}