Phá hoại mồ mả thì có phải đi tù không? Phá hoại mồ mả của người khác có phải bồi thường thiệt hại không?

Tôi muốn hỏi phá hoại mồ mả thì có phải đi tù không? - câu hỏi của chị Quyên (Bến Tre)

Phá hoại mồ mả của người khác vì xích mích cá nhân thì có phải đi tù không?

Căn cứ tại Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.

Theo như quy định trên, việc phá hoại mồ mả của người khác vì xích míc cá nhân tùy mức độ sẽ bị phạt tù hoặc phạt cải tạo không giam giữ.

Cụ thể:

- Có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với hành vi đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.

- Có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với hành vi:

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;

+ Vì động cơ đê hèn;

+ Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.

Phá hoại mồ mả thì có phải đi tù không? Phá hoại mồ mả của người khác có phải bồi thường thiệt hại không?

Phá hoại mồ mả thì có phải đi tù không? Phá hoại mồ mả của người khác có phải bồi thường thiệt hại không?

Phá hoại mồ mả của người khác có phải bồi thường thiệt hại không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 606 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể
1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
3. Người chịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm không quá ba mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Đồng thời căn cứ tại Điều 607 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
3. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Theo đó, việc phá hoại mồ mả của người khác có thể phải bồi thường thiệt hại như sau:

- Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể:

+ Đối với cá nhân, pháp nhân xâm phạm thi thể

+ Thiệt hại do xâm phạm thi thể được xác định gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

+ Người chịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể bị xâm phạm phải bồi thường chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.

Lưu ý: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm không quá ba mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

- Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả:

+ Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.

+ Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

+ Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hạị và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.

Lưu ý: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Mức lương cơ sở làm căn cứ xác định mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do phá hoại mồ mả của người khác là bao nhiêu?

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Theo đó mức lương cơ sở làm căn cứ xác định mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do phá hoại mồ mả của người khác là 1.490.000 đồng.

Tuy nhiên lưu ý là từ ngày 1/7/2023 lương cơ sở tăng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}