Nghị quyết 60/2022/QH15: Đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng mức đầu tư sơ bộ lên đến hơn 44.000 tỷ đồng?

Xin chào Lawnet, tôi có nghe nói đến việc Nhà nước sẽ xây dựng đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Cho tôi hỏi là mức vốn đầu tư vào đường cao tốc này là bao nhiêu tiền? Xin cảm ơn!

Tổng mức đầu tư sơ bộ dự án xây dựng đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng là hơn 44.000 tỷ đồng?

Căn cứ vào khoản 5 Điều 2 Nghị quyết 60/2022/QH15 quy định như sau:

“Điều 2
5. Sơ bộ tổng mức đầu tư và nguồn vốn:
Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 44.691 tỷ đồng (bốn mươi bốn nghìn, sáu trăm chín mươi mốt tỷ đồng), trong đó:
a) Nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 30.758 tỷ đồng (ba mươi nghìn, bảy trăm năm mươi tám tỷ đồng), bao gồm:
- Nguồn vốn ngân sách trung ương là 26.934,5 tỷ đồng (hai mươi sáu nghìn, chín trăm ba mươi tư tỷ, năm trăm triệu đồng), trong đó: 14.248 tỷ đồng (mười bốn nghìn, hai trăm bốn mươi tám tỷ đồng) nguồn vốn ngân sách trung ương trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; 1.165,5 tỷ đồng (một nghìn, một trăm sáu mươi lăm tỷ, năm trăm triệu đồng) nguồn vốn từ rà soát, sắp xếp lại Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải; 3.800 tỷ đồng (ba nghìn, tám trăm tỷ đồng) nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và 7.721 tỷ đồng (bảy nghìn, bảy trăm hai mươi mốt tỷ đồng) nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021;
- Nguồn vốn ngân sách địa phương là 3.823,5 tỷ đồng (ba nghìn, tám trăm hai mươi ba tỷ, năm trăm triệu đồng), trong đó: tỉnh An Giang là 1.000 tỷ đồng (một nghìn tỷ đồng); thành phố Cần Thơ là 1.000 tỷ đồng (một nghìn tỷ đồng); tỉnh Hậu Giang là 823,5 tỷ đồng (tám trăm hai mươi ba tỷ, năm trăm triệu đồng) và tỉnh Sóc Trăng 1.000 tỷ đồng (một nghìn tỷ đồng).
b) Nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 13.933 tỷ đồng (mười ba nghìn, chín trăm ba mươi ba tỷ đồng).”

Theo đó, sơ bộ tổng vốn đầu tư cho dự án xây dựng đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng là khoảng 44.691 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 sẽ chi ngân sách khoản 30.758 tỷ đồng và con số này trong giai đoạn 2026-2030 là vào khoảng 13.933 tỷ đồng.

Đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 44.000 tỷ đồng?

Nghị quyết 60/2022/QH15: Đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng mức đầu tư sơ bộ lên đến hơn 44.000 tỷ đồng? (Hình từ internet)

Đến năm 2027 sẽ hoàn thành và đưa đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng vào sử dụng?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Nghị quyết 60/2022/QH15 quy định như sau:

“Điều 2
6. Tiến độ thực hiện:
Chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn Dự án năm 2027.”

Theo đó, cơ bản đến năm 2025 sẽ hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn, năm 2026 sẽ cơ bản hoàn thành toàn tuyến và năm 2027 sẽ đưa tuyến đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng vào sử dụng.

Triển khai thực hiện dự án đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng như thế nào?

Căn cứ vào Điều 3 Nghị quyết 60/2022/QH15 quy định như sau:

“Điều 3
1. Việc triển khai, thực hiện Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt sau đây:
a) Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành, các địa phương liên quan xây dựng phương án thu hồi vốn đầu tư Dự án hoàn trả vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo tỷ lệ vốn góp đầu tư Dự án;
b) Thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội;
c) Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;
d) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
đ) Cho phép phân chia Dự án thành các dự án thành phần được xác định tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.
2. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong việc:
a) Tổ chức thực hiện, quản lý và khai thác, vận hành Dự án theo đúng Nghị quyết này và quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình. Quản lý, sử dụng vốn và các nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo các địa phương bảo đảm nguồn vốn thực hiện Dự án. Chỉ đạo rà soát và chịu trách nhiệm về tính khả thi của nguồn vốn từ rà soát, sắp xếp lại Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải;
b) Tính toán phạm vi và tổng mức đầu tư các dự án thành phần trong bước báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án theo quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí;
c) Lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Nghị quyết này, bảo đảm đúng mục tiêu, công khai, minh bạch và hiệu quả, không để trục lợi chính sách, thất thoát, lãng phí; hằng năm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về tình hình thực hiện Dự án; thông tin đầy đủ để người dân hiểu, đồng thuận về chủ trương đầu tư và hỗ trợ triển khai Dự án.
3. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trong việc phân cấp cho các địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án thành phần theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm tiến độ, chất lượng của các dự án thành phần đó; xem xét, quyết định giao cho một cơ quan làm đầu mối chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Dự án bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn Dự án.
4. Các địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc bảo đảm nguồn vốn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Nghị quyết này và tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án. Trường hợp chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn của địa phương tăng hoặc giảm so với chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án, địa phương đó có trách nhiệm cân đối nguồn vốn từ ngân sách địa phương theo tỷ lệ vốn góp chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án. Cơ quan được giao làm cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm bảo đảm tiến độ, chất lượng của dự án thành phần được giao.”

Theo đó, việc triển khai thực hiện dự án đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

70 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}