Ngân hàng thương mại là thành viên giao dịch bị sáp nhập sẽ bắt buộc bị huỷ bỏ tư cách thành viên đúng không?

Có phải Ngân hàng thương mại là thành viên giao dịch bị sáp nhập sẽ bắt buộc bị huỷ bỏ tư cách thành viên không? - Câu hỏi từ anh Công (Huế)

Thành viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán bị huỷ bỏ tư cách thành viên khi nào?

Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 58/2021/TT-BTC về việc hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam trên thị trường chứng khoán phái sinh như sau:

- Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch trong các trường hợp sau:

+ Thành viên giao dịch tự nguyện xin hủy bỏ tư cách thành viên và được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận;

+ Thành viên giao dịch bị hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc.

- Thành viên giao dịch bị hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm các trường hợp sau:

+ Hết thời hạn đình chỉ tối đa theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư này mà thành viên giao dịch không khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến đình chỉ;

+ Không đáp ứng được các điều kiện về thành viên giao dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 158/2020/NĐ-CP;

+ Bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;

+ Bị sáp nhập, giải thể, phá sản;

+ Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;

+ Các trường hợp khác do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

- Hồ sơ, trình tự, thủ tục hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch được thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Theo như quy định trên thì thanh viên giao dịch sẽ bị Sở giao dịch chứng khoán hủy bỏ tư cách thành viên khi xin hủy bỏ tư cách thành viên hoặc thuộc trường hợp bắt buộc hủy bỏ tư cách thành viên.

Có phải Ngân hàng thương mại là thành viên giao dịch bị sáp nhập sẽ bắt buộc bị huỷ bỏ tư cách thành viên không?

Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 20 Thông tư 58/2021/TT-BTC thì thành viên giao dịch sẽ bị huỷ bỏ tư cách thành viên bắt buộc khi doanh nghiệp đó bị sáp nhập, giải thể, phá sản.

Thành viên giao dịch bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 58/2021/TT-BTC về nội dung này như sau:

- Đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch

+ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên giao dịch trong các trường hợp sau:

++ Thành viên giao dịch bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh hoặc tự doanh chứng khoán phái sinh;

++ Thành viên giao dịch bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh (trường hợp thành viên giao dịch đồng thời là thành viên bù trừ);

++ Thành viên bù trừ chung đang cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán cho thành viên giao dịch đó bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh hoặc hủy bỏ tư cách thành viên (trường hợp thành viên giao dịch là thành viên không bù trừ);

++ Thành viên giao dịch vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống các nghĩa vụ theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;

++ Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;

++ Các trường hợp khác do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

- Thời gian đình chỉ đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này như sau:

+ Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ là thời gian Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh;

+ Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, thành viên giao dịch bị đình chỉ cho đến khi được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam khôi phục lại hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh;

+ Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, thành viên giao dịch bị đình chỉ tối đa 90 ngày hoặc cho đến khi được cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán từ thành viên bù trừ thay thế khác (tùy thời điểm nào đến trước);

+ Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ tối đa là 90 ngày;

+ Đối với trường hợp quy định tại các điểm đ, e khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

- Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch được thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}