Ngân hàng thương mại có phải là thành viên giao dịch đặc biệt của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam không?

Ngân hàng thương mại có phải là thành viên giao dịch đặc biệt của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam không? - Câu hỏi từ Hà (Vĩnh Long)

Ngân hàng thương mại có phải là thành viên giao dịch đặc biệt của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam không?

Căn cứ quy định tại Điều 47 Luật Chứng khoán 2019 về thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam:

Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
1. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam bao gồm:
a) Thành viên giao dịch là công ty chứng khoán được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch;
b) Thành viên giao dịch đặc biệt là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch đặc biệt.
2. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Sử dụng hệ thống giao dịch chứng khoán và các dịch vụ do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con cung cấp;
b) Nhận các thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán từ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
c) Đề nghị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam làm trung gian hòa giải khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch;
d) Đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
đ) Quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
3. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chịu sự giám sát của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con đối với hoạt động giao dịch chứng khoán và hoạt động công bố thông tin theo quy định tại quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
b) Công bố thông tin theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
c) Hỗ trợ các thành viên giao dịch khác theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong trường hợp cần thiết;
d) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
4. Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục trở thành thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Như vậy, Ngân hàng thương mại là thành viên giao dịch đặc biệt của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chịu sự giám sát của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Ngân hàng thương mại có phải là thành viên giao dịch đặc biệt của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam không?

Để trở thành thành viên giao dịch đặc biệt của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 99 Nghị định 155/2020/NĐ-CP về việc điều kiện để trở thành thành viên giao dịch đặc biệt của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam

- Điều kiện trở thành thành viên giao dịch đặc biệt bao gồm:

+ Là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định và không trong tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng;

+ Là thành viên lưu ký hoặc tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

+ Đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự cho hoạt động giao dịch công cụ nợ theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.

Trình tự thủ tục đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt?

Căn cứ Điều 101 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt như sau:

Trình tự, thủ tục đăng ký thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có văn bản yêu cầu tổ chức đăng ký thành viên hoàn thiện cơ sở vật chất, cài đặt hệ thống, kết nối các phần mềm truyền nhận dữ liệu giao dịch, thử nghiệm giao dịch.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức đăng ký thành viên đạt yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật trên cơ sở kết quả kiểm tra của Sở giao dịch chứng khoán, tổ chức đăng ký thành viên ký kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ với Sở giao dịch chứng khoán và đăng ký ngày giao dịch chính thức.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức đăng ký thành viên hoàn tất các yêu cầu để chuẩn bị triển khai giao dịch thì Sở giao dịch chứng khoán ra quyết định chấp thuận tư cách thành viên và công bố thông tin về thành viên trên phương tiện công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán.

Ngân hàng thương mại có được nhận thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán khi đã trở thành thành viên giao dịch đặc biệt không?

Căn cứ khoản 2 Điều 47 Luật Chứng khoán 2019 quy định về quyền của thành viên giao dịch đặc biệt như sau:

Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
...
2. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Sử dụng hệ thống giao dịch chứng khoán và các dịch vụ do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con cung cấp;
b) Nhận các thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán từ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
c) Đề nghị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam làm trung gian hòa giải khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch;
d) Đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
đ) Quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Như vậy, ngân hàng thương mại khi đã trở thành thành viên giao dịch đặc biệt thì sẽ được nhận thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán từ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con theo quy định trên.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}