Lưu ý: Phụ huynh đừng vội vui mừng khi trẻ em nhiễm Covid-19 mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào?
- Đừng vội mừng vì trẻ em nhiễm Covid-19 không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào?
- Khi bác sĩ tiến hành hỏi bệnh ở trẻ em sau khi nhiễm Covid-19 thì cần phải dựa trên những thông tin nào?
- Phụ huynh cần phải cẩn thận nếu trẻ bị sốt trong vòng 2 đến 6 tuần sau khi mắc Covid-19?
- Trẻ cảm thấy khó thở hoặc SpO2 dưới 95% là dấu hiệu nguy hiểm và cần cấp cứu?
Đừng vội mừng vì trẻ em nhiễm Covid-19 không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào?
Căn cứ vào Mục I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1856/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã có hướng dẫn về những triệu chứng của trẻ em khi nhiễm Covid-19 như sau:
“I. ĐẠI CƯƠNG
Đa số trẻ nhiễm SARS-CoV-2 sẽ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ,
- Sau khi khỏi bệnh, một số trẻ có hội chứng sau nhiễm COVID-19 cấp tính (Post Acute COVID-19 Syndrome), trong hướng dẫn này gọi là hội chứng sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em.
- Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ 2021: Hội chứng sau nhiễm COVID-19 cấp tính khi các triệu chứng xuất hiện sau đợt nhiễm SARS-CoV-2 ≥ 4 tuần khi trẻ đã khỏi bệnh và các triệu chứng này không giải thích được bởi bất kỳ chẩn đoán nào khác.
- Hội chứng sau nhiễm COVID-19 cơ chế sinh bệnh chưa rõ:
+ Triệu chứng hô hấp là thường gặp nhất.
+ Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em ít gặp nhưng nặng cần nhập cấp cứu.
- Các yếu tố nguy cơ sau nhiễm COVID-19 ở trẻ em:
+ Trẻ dư cân, béo phì
+ Trẻ lớn > 6 tuổi
+ Giới: nữ
+ Có bệnh nền, bệnh lý mạn tính
+ Tiền sử dị ứng, hen, cơ địa dị ứng
+ Điều trị trước đó có thở máy, hồi sức sốc, lọc máu, ECMO, nằm khoa hồi sức cấp cứu.
+ Chưa tiêm chủng vắc xin COVID-19
+ COVID-19 nặng
+ Nằm viện kéo dài”
Theo đó, đa số trẻ em khi nhiễm Covid-19 thì sẽ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào hoặc chỉ bị những triệu chứng nhẹ. Tuy nhên, sau đợt nhiễm Covid-19 từ 2 đến 4 tuần thì trẻ sẽ xuất hiện các hội chứng sau nhiễm Covid-19 cấp tính. Điều đáng lo ngại là các triệu chứng này vẫn chưa có lời giải thích bởi bất kỳ một chẩn đoán nào.
Các triệu chứng sau khi khỏi Covid-19 mà trẻ thường gặp sẽ là triệu chứng hô hấp, hội chứng viêm đa hệ thống và nếu bị nặng thì trẻ cần phải nhập viện để cấp cứu.
Lưu ý: Phụ huynh đừng vội vui mừng khi trẻ em nhiễm Covid-19 mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào?
Khi bác sĩ tiến hành hỏi bệnh ở trẻ em sau khi nhiễm Covid-19 thì cần phải dựa trên những thông tin nào?
Căn cứ vào tiểu mục 2.1 Mục II Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1856/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y đã có những hướng dẫn liên quan đến việc hỏi bệnh đối với trẻ em sau khi mắc Covid-19 như sau:
“II. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn đoán
a) Hỏi bệnh
- Bằng chứng nhiễm SARS-CoV-2 cấp tính trước đó (nghi ngờ hoặc xác định) theo hướng dẫn của Bộ Y tế dựa trên:
+ Giấy tờ liên quan COVID-19 do y tế cung cấp
+ Kết quả PCR (+) với SARS-CoV-2
+ Kết quả test nhanh SARS-CoV-2 dương tính
+ Test kháng thể SARS-CoV-2 dương tính (nếu chưa tiêm ngừa) hoặc kháng thể kháng Nucleocapsid (nếu có tiêm ngừa)
+ Có tiếp xúc gần với người nhiễm SARS-CoV-2
- Mức độ nặng của các triệu chứng trong đợt cấp.
- Thời điểm xuất hiện và thời gian kéo dài của các triệu chứng tính từ lúc khởi phát đợt COVID-19 cấp.
- Bệnh nền, mạn tính.
- Cơ địa dị ứng, suyễn, dị ứng thuốc.
- Thuốc đang điều trị.
- Mức độ nặng của các triệu chứng hậu COVID-19 và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Theo đó, khi bác sĩ tiến hành hỏi bệnh các trẻ sau khi nhiễm Covid-19 thì phải chú ý đến những nội dung, thông tin được nêu trên.
Phụ huynh cần phải cẩn thận nếu trẻ bị sốt trong vòng 2 đến 6 tuần sau khi mắc Covid-19?
Căn cứ vào tiểu mục 2.1 Mục II Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1856/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã có hướng dẫn về những triệu chứng xuất hiện khi trẻ mắc hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) như sau:
“2.1. Công việc chẩn đoán
a) Hỏi bệnh
…
* Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C)
Sau mắc COVID-19 khoảng 2-6 tuần:
1. Sốt
VÀ
2. Có tăng các chỉ số viêm (CRP ≥ 5 mg/L, máu lắng, procalcitonin)
VÀ
3. Tổn thương ≥ 2 cơ quan (da niêm, tiêu hóa, tim mạch, thận, hô hấp, huyết học, thần kinh)
Xem Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em của Bộ Y tế năm 2022 (Ban hành tại Quyết định số 405/QĐ-BYT ngày 22 tháng 02 năm 2022)”
Theo đó, nếu sau khi mắc covid-19 từ 2 đến 6 tuần mà trẻ bị sốt thì có khả năng cao là trẻ đã mắc phải Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C). Ngoài ra, hội chứng này có có một số triệu chứng khác theo nội dung hướng dẫn nêu trên.
Phụ huynh cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời và an toàn nhất.
Trẻ cảm thấy khó thở hoặc SpO2 dưới 95% là dấu hiệu nguy hiểm và cần cấp cứu?
Căn cứ vào tiểu mục 2.1 Mục 2 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1856/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã có những hướng dẫn trong việc tiến hành khám lâm sàng đối với trẻ em sau khi mắc Covid-19 như sau:
“II. CHẨN ĐOÁN
2.1. Công việc chẩn đoán
…
b) Khám lâm sàng
- Dấu hiệu sinh tồn: Nhiệt độ, nhịp thở, mạch, huyết áp, SpO2
- Tìm dấu hiệu nguy hiểm, cấp cứu:
+ Khó thở hoặc SpO2 < 95%.
+ Sốc.
+ Đau ngực vùng trước tim.
+ Rối loạn nhịp tim.
+ Rối loạn tri giác, co giật.
- Hội chứng viêm đa cơ quan ở trẻ em (MIS-C).
- Mức độ tri giác: đánh giá theo A (tỉnh táo), V (đáp ứng lời nói), P (đáp ứng kích thích đau), U (hôn mê).
- Tai mũi họng.
- Mắt: kết mạc mắt.
- Hô hấp:
+ Khó thở, thở nhanh, rút lõm ngực.
+ Ran phổi, phế âm.
- Tim mạch: nghe tim, rối loạn nhịp tim.
- Tiêu hóa: khám bụng điểm đau, chướng, báng, kích thước gan, lách.
- Cơ xương khớp: nổi mẩn đỏ, đau viêm cơ khớp, sức cơ, trương lực cơ.
- Da lông tóc móng: hồng ban ở mặt, lưng ngực bụng, bong tróc da đầu ngón tay chân, rụng tóc.
- Khác: môi, lưỡi đỏ, hạch cổ.
- Dinh dưỡng: đánh giá tình trạng dinh dưỡng, BMI.”
Theo đó, khi tiến hành khám lâm sàng cho trẻ em sau khi nhiễm Covid-19 thì cần phải chú ý đến những nội dung hướng dẫn nêu trên. Trường hợp phát hiện thấy trẻ khó thở hoặc chỉ số SpO2 dưới 95% thì đây là dấu hiệu nguy hiểm và cần tiến hành cấp cứu.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;