Lực lượng và phương tiện tham gia cứu hộ cứu nạn trong kế hoạch Quốc gia về ứng phó thảm họa động đất, sóng thần?

Nghe nói Chính phủ đưa ra kế hoạch quốc gia về ứng phó thảm họa động đất, sóng thần? Tôi có thắc mắc là khi thiên tai thảm họa động đất xảy ra, lực lượng và phương tiện cứu hộ sẽ được điều động như thế nào? Tôi cảm ơn!

Lực lượng và phương tiện của Bộ Quốc Phòng tham gia cứu hộ cứu nạn thảm họa động đất, sóng thần như thế nào?

Căn cứ Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 về kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần quy định về lực lượng, phương tiện cứu trợ của Bộ Quốc Phòng như sau:

+ Lực lượng không quân: Các Đội bay tìm kiếm cứu nạn đường không thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân; lực lượng không quân thuộc Quân chủng Hải quân và Binh đoàn 18; 

+ Các Đội tham gia hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai; cứu sập; khắc phục hậu quả về môi trường; Quân y cứu trợ thảm họa; chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn; thông tin liên lạc cơ động ứng phó thiên tai, thảm họa...; 

+ Các tàu, xuồng, ca nô và các phương tiện thủy khác làm nhiệm vụ vận tải, huấn luyện, tuần tra, thực thi pháp luật trên sông, trên biển thuộc: Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, các Quân khu ven biển, Binh chủng Đặc công, Binh chủng Công binh, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng...; 

+ Các Trạm phối hợp tìm kiếm cứu nạn: Có 10 trạm đang hoạt động và được tiếp tục đầu tư, xây dựng: Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thổ Chu (Kiên Giang), Hòn Khoai (Cà Mau), Song Tử Tây (Khánh Hòa); . 

+ Các trung tâm đào tạo, huấn luyện: Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường biển; Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc; Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung; Trung tâm Quốc gia Huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường không; 

+ Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường; 

+ Các đơn vị bộ binh, công binh, vận tải, hóa học, thông tin liên lạc, hậu cần, quân y và các đơn vị khác thuộc các Tổng cục, Quân khu, Quân đoàn, Quân Binh chủng, Binh đoàn, Bệnh viện, Học viện, Nhà trường và tương đương; 

+ Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực cứu hộ cứu nạn, vận tải biển, tài nguyên môi trường, y tế, thông tin, viễn thông ... (như Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Bệnh viện các tuyến). 

- Bộ Công an:

+ Các đơn vị Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn; 

+ Các đơn vị Cảnh sát cơ động, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát môi trường; 

+ Các đơn vị bảo vệ an ninh trật tự;

+ Các cơ quan giám định tư pháp hình sự;

+ Trung tâm huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ.

- Bộ Giao thông vận tải:

+ Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng không, Trung tâm Hiệp đồng Tìm kiếm cứu nạn Hàng không (Miền Bắc, Trung, Nam) và các cơ quan, đơn vị khác thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam. Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không thuộc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP và Cảng Hàng không quốc tế Vân Đôn; các cơ quan, đơn vị khác thuộc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP; 

+ Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam, gồm 04 Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Khu vực (Khu I tại Hải Phòng, Khu vực II tại Đà Nẵng, Khu vực III tại Vũng Tàu, Khu vực IV tại Nha Trang); 

+ Lực lượng của các cảng vụ hàng hải: Gồm 23 cảng vụ hàng hải khu vực, các cảng vụ này có một số tàu, ca nô công vụ hoạt động đảm bảo an toàn an ninh hàng hải và các thiết bị cẩu, bốc xếp có khả năng chủ trì hoặc tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển và tại các vùng nước cảng biển; 

Lực lượng và phương tiện tham gia cứu hộ cứu nạn trong kế hoạch Quốc gia về ứng phó thảm họa động đất, sóng thần của Chính Phủ?

Lực lượng và phương tiện tham gia cứu hộ cứu nạn trong kế hoạch Quốc gia về ứng phó thảm họa động đất, sóng thần của Chính Phủ?

Tập hợp lực lượng cứu trợ từ các công ty bảo đảm an toàn hàng hải trên cả nước như thế nào?

Căn cứ Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 về kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần, Chính phủ quy đinh lực lượng và phương tiện tham gia cứu trợ như sau:

- Tổng công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải miền Bắc và miền Nam: Gồm các đơn vị thành viên hoạt động trong lĩnh vực hoa tiêu, bảo đảm an toàn hàng hải trên cả nước, có nhiều phương tiện thủy như: Ca nô, tàu kéo, sà lan công trình, sà lan mở đáy, tàu lai dắt... và nhiều thiết bị đi kèm; 

- Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam (VISHIPEL): Phụ trách Hệ thống Thông tin duyên hải Việt Nam từ Móng Cái đến Cà Mau, Trung tâm xử lý và kiểm soát Thông tin Hàng hải Hà Nội; Đài Thông tin vệ tinh mặt đất Inmarsat Hải Phòng (Hai Phong Land Earth Station); Đài Thông tin vệ tinh mặt đất Cospas-Sarsat (VNLUT/MCC) tại Hải Phòng; 

- Một số doanh nghiệp ngành Giao thông vận tải khác có thể cung cấp các dịch vụ về hàng hải, trục vớt, dịch vụ kỹ thuật ngầm và tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển như: Công ty Trục vớt Cứu hộ Việt Nam (VISAL); Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinaline; Tổng Công ty xây dựng đường thủy Vinawaco; Tổng Công ty vận tải thủy Việt Nam; Công ty vận tải và thuê tàu...; 

- Lực lượng khác: Các Cảng vụ Đường thủy nội- địa; các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cứu hộ cứu nạn, xây dựng, vận tải (đường không, đường bộ, đường sắt, thủy nội địa), thông tin, viễn thông, y tế... 

Tập hợp lực lượng cứu trợ từ các Bộ và cơ quan liên quan như thế nào?

Căn cứ Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 về kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần quy định về lực lượng cứu trợ như sau:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Các đội tàu làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam; các trung tâm thông tin chuyên ngành thủy sản; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực phòng chống thiên tai, thủy sản, nông lâm nghiệp, các công ty thủy lợi... 

- Bộ Công Thương: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khai thác mỏ, dầu khí, vận tải biển, tài nguyên môi trường ... (như Tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Trường Cao đẳng Dầu khí, Xí nghiệp vận tải biển và Công tác lặn/Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro...). 

- Bộ Y tế: Các đội y tế cơ động, hệ thống bệnh viện và các cơ sở khám, điều trị bệnh, trung tâm y tế dự phòng... 

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Lực lượng, phương tiện của các sở, ban, ngành và cấp huyện, cấp xã trực thuộc; các cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ, ngành và lực lượng, phương tiện của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cứu hộ cứu nạn, xây dựng, vận tải, tài nguyên môi trường, thông tin, viễn thông... đứng chân trên địa bàn. Tàu, thuyền, phương tiện thủy của các tổ chức, cá nhân, ngư dân do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương trực tiếp quản lý phương tiện (hoặc được quyền huy động khi có vụ việc). Các đội xung kích, các đơn vị dân quân tự vệ các địa phương. 

- Lực lượng khác: Các lực lượng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trong và ngoài khu vực theo thỏa thuận hợp tác với Việt Nam hoặc do Việt Nam thuê. Các tàu vận tải quốc tế đang hoạt động trong vùng lãnh thổ Việt Nam hoặc có hải trình quốc tế gần vị trí tàu, thuyền của Việt Nam gặp nạn. 

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

51 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}