Khi nào tiến hành đối chất, nhận dạng trong tố tụng hình sự? Đối chất, nhận dạng được quy định như thế nào trong tố tụng hình sự?

Khi nào tiến hành đối chất, nhận dạng trong tố tụng hình sự? Đối chất, nhận dạng được quy định như thế nào trong tố tụng hình sự? - Câu hỏi từ Gia Huy (Cà Mau)

Khi nào tiến hành đối chất, nhận dạng trong tố tụng hình sự?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về đối chất như sau:

Đối chất
1. Trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên tiến hành đối chất. Trước khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc đối chất. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc đối chất. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản đối chất.

Như vậy, khi có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên tiến hành đối chất.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về nhận dạng như sau:

Nhận dạng
1. Khi cần thiết, Điều tra viên có thể cho bị hại, người làm chứng hoặc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can nhận biết giọng nói.

Như vậy, khi thấy cần thiết thì Điều tra viên có thể đưa người, ảnh hoặc vật cho người làm chứng, bị hại hoặc bị can nhận dạng.

Khi nào tiến hành đối chất, nhận dạng trong tố tụng hình sự? Đối chất, nhận dạng được quy định như thế nào trong tố tụng hình sự?

Khi nào tiến hành đối chất, nhận dạng trong tố tụng hình sự? Đối chất, nhận dạng được quy định như thế nào trong tố tụng hình sự?

Hoạt động đối chất được quy định như thế nào trong tố tụng hình sự?

- Hoạt động đối chất được quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:

+Trước khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc đối chất. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc đối chất. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản đối chất.

+ Nếu có người làm chứng hoặc bị hại tham gia thì trước khi đối chất Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.

+ Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Sau khi nghe đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.

+ Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan; có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải ghi vào biên bản.

Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai trước đó của họ.

+ Biên bản đối chất được lập theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

+ Việc đối chất có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

+ Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất.

Hoạt động nhận dạng trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?

- Hoạt động nhận dạng trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:

+ Những người phải tham gia việc nhận dạng gồm: Người làm chứng, bị hại hoặc bị can; người chứng kiến.

+ Số người, ảnh hoặc vật đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba và bề ngoài phải tương tự nhau, trừ trường hợp nhận dạng tử thi.

+ Trước khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận dạng. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận dạng. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản nhận dạng.

+ Nếu người làm chứng hoặc bị hại là người nhận dạng thì trước khi tiến hành, Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.

+ Điều tra viên phải hỏi trước người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận dạng được.

+ Trong quá trình tiến hành nhận dạng, Điều tra viên không được đặt câu hỏi gợi ý.

+ Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một ảnh trong số được đưa ra để nhận dạng thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận được người, vật hay ảnh đó.

+ Biên bản nhận dạng được lập theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Biên bản ghi rõ nhân thân, tình trạng sức khỏe của người nhận dạng và của những người được đưa ra để nhận dạng; đặc điểm của vật, ảnh được đưa ra để nhận dạng; các lời khai báo, trình bày của người nhận dạng; điều kiện ánh sáng khi thực hiện nhận dạng.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}