Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023: Các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ sau dịch COVID-19?

Cho hỏi tình hình kinh tế Việt Nam sau dịch COVID-19 được đánh giá như thế nào? Tôi cảm ơn!

Các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ sau dịch COVID-19?

Theo Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam như sau:

Năm 2022, kinh tế Việt Nam đang hồi phục, chủ yếu nhờ việc triển khai kịp thời quy định “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”,

+ Các chính sách hỗ trợ, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn;

+ Khu vực sản xuất trong nước, các thị trường đối tác lớn của Việt Nam phục hồi tăng trưởng;

+ Các doanh nghiệp đẩy mạnh tái cơ cấu, thay đổi mô hình kinh doanh, đa dạng hóa chuỗi cung ứng thích nghi với tình hình mới.

+ Các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ sau dịch COVID-19.

- Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành mục tiêu của các kế hoạch 5 năm 2021-2025, góp phần triển khai các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.

+ Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, nền kinh tế nước ta dự báo tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của của tình hình chính trị thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, nhất là ảnh hưởng từ xung đột quân sự Nga và Ukraine;

+ Sự phục hồi chậm, tiềm ẩn nhiều rủi ro và chưa vững chắc của kinh tế thế giới như tình trạng thiếu hụt nguồn cung, đứt gãy chuỗi cung ứng, chống tự do thương mại ở một số nơi, lạm phát tiếp tục tăng cao và trở thành vấn đề lớn tại nhiều quốc gia; dịch COVID-19 vẫn còn tiếp diễn và chứa ẩn nhiều rủi ro;

+ Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.

Các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ sau dịch COVID-19, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023?

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023: Các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ sau dịch COVID-19? (Hình từ internet)

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 như thế nào?

Theo tiểu mục 2 Mục I Phần A Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2022 về phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 ở Việt Nam như sau:

- Bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển theo các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ và Hội đồng nhân dân các cấp (đối với các địa phương) về phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

- Bảo đảm tính khách quan, trung thực, sát thực tiễn, có so sánh với kết quả thực hiện của năm 2021; nêu rõ những kết quả đạt được (đặc biệt nêu rõ thành tựu nổi bật của năm 2022), khó khăn, hạn chế;

+ Phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của những kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém;

+ Chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với những hạn chế, yếu kém và đề ra bài học kinh nghiệm.

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 như thế nào?

Theo tiểu mục 2 Mục I Phần A Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2022 về phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 ở Việt Nam như sau:

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022;

+ Dự báo tình hình trong nước, khu vực, thế giới có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Mục tiêu phát triển của kế hoạch năm 2023 phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thể hiện sự quyết liệt, phấn đấu đạt được mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, thực hiện thành công Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

- Kế hoạch của các ngành, lĩnh vực và các cấp địa phương phải phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, phấn đấu đạt được mục tiêu theo chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (đối với các địa phương);

+ Phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương; bám sát những dự báo, đánh giá tình hình và bối cảnh trong nước và quốc tế trong giai đoạn tới;

+ Đảm bảo kế thừa những thành quả đã đạt được, có đổi mới và tiếp thu, tiếp cận xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

+ Các mục tiêu, định hướng phải nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng thực hiện của các ngành, các cấp, các địa phương, gắn với khả năng cân đối, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực;

+ Gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công.

- Việc đề xuất các chỉ tiêu theo ngành, lĩnh vực phụ trách:

(i) phải thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; trường hợp chỉ tiêu đề xuất không thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phải đảm bảo tính chính xác, đồng bộ và thống nhất về thông tin, số liệu thống kê trên phạm vi cả nước, phục vụ tốt công tác theo dõi, đánh giá và xây dựng kế hoạch;

(ii) bảo đảm khả năng thu thập thông tin, theo dõi liên tục, đánh giá định kỳ; không đề xuất các chỉ tiêu chuyên ngành, phức tạp, chủ yếu phục vụ mục đích nghiên cứu;

(iii) bảo đảm tính khả thi, dễ hiểu, có khả năng so sánh với dữ liệu quá khứ;

(iv) bảo đảm tính gắn kết chặt chẽ và phản ánh trực tiếp tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu;

(v) phù hợp với thông lệ.

- Các nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện, hoàn thành (lượng hóa tối đa các kết quả dự kiến hoàn thành, đạt được trong năm 2023 như: số km đường cao tốc, đường ven biển, đường liên vùng,…;

+ Số công trình thủy lợi, hồ chứa nước và ngăn mặn; văn bản quy phạm pháp luật được rà soát, xây dựng, hoàn chỉnh; thủ tục hành chính được rút gọn; biên chế được tin giản; bộ máy được sắp xếp lại; thanh tra, kiểm tra xử lý tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;…);

+ Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp; cá thể hóa trách nhiệm.

Như vậy, các tổ chức quốc tế đã đánh giá Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ sau dịch COVID-19 trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Lê Nguyễn Cẩm Nhung

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

60 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}