Hướng dẫn thực hiện phúc khảo bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 và những điều thí sinh cần lưu ý?

Ban tư vấn cho em hỏi, nếu như vào kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sắp tới, em cảm thấy điểm số không đúng với bài làm và năng lực của em thì em có quyền yêu cầu chấm phúc khảo lại bài thi của em hay không?

Thực hiện phúc khảo bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Căn cứ Điều 33 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDDT quy định như sau:

“Điều 33. Phúc khảo bài thi
1. Mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi; thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi ĐKDT.
2. Nơi thí sinh ĐKDT nhận đơn phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh có đơn phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh.
3. Trước khi bàn giao bài thi cho các Ban Phúc khảo, Ban Thư ký Hội đồng thi tiến hành các việc sau đây:
a) Tra cứu từ số báo danh để tìm ra số phách bài thi tự luận hoặc phiếu TLTN của thí sinh có đơn phúc khảo; rút bài thi, đối chiếu với Phiếu thu bài để kiểm tra;
b) Tập hợp các bài thi cần phúc khảo theo từng bài thi/môn thi của kỳ thi vào một túi hoặc nhiều túi, ghi rõ số bài thi và số tờ giấy thi của từng bài thi hiện có trong túi;
c) Đối với bài thi tự luận: Bàn giao bài thi của thí sinh có đơn phúc khảo cho Ban Làm phách để làm phách; tiếp nhận bài thi đã được làm phách từ Ban Làm phách và giao cho Ban Phúc khảo bài thi tự luận để chấm phúc khảo;
d) Việc giao nhận bài thi giữa Ban Thư ký Hội đồng thi và Ban Phúc khảo bài thi tự luận thực hiện theo quy định tại Điều 27 Quy chế này; khi bàn giao bài thi trắc nghiệm cần bàn giao Phiếu thu bài thi tương ứng.
6. Điểm các bài thi được điều chỉnh sau phúc khảo do các Trưởng ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm trình Chủ tịch Hội đồng thi quyết định. Chủ tịch Hội đồng thi cập nhật điểm của thí sinh sau phúc khảo vào hệ thống phần mềm quản lý thi theo quy định của Bộ GDĐT; báo cáo, gửi dữ liệu cho Bộ GDĐT (qua Cục QLCL).
7. Hội đồng thi in Giấy chứng nhận kết quả thi sau phúc khảo trả cho thí sinh có bài thi được điều chỉnh điểm; đồng thời, thu hồi và hủy Giấy chứng nhận kết quả thi trước phúc khảo.”

Theo đó, mọi thí sinh đều có quyền được yêu cầu chấm phúc khảo. Để yêu cầu chấm phúc khảo thì thí sinh nộp đơn tại địa điểm đăng ký dự thi. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi, nơi đăng ký dự thi nhận đơn phúc khảo của thí sinh và sau đó chuyển dữ liệu của thí sinh đề nghị phúc khảo đến Hội đồng thi. Trong vòng 10 ngày kể từ khi hết hạn nhân đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công báo kết quả phúc khảo bài thi của thí sinh.

Đối tượng nào có quyền yêu cầu chấm phúc khảo bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Đối tượng nào có quyền yêu cầu chấm phúc khảo bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Quy định về thành phần của ban phúc khảo trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Căn cứ Điều 32 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDDT quy định về thành phần và nhiệm vụ của Ban phúc khảo trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông như sau:

“Điều 32. Ban Phúc khảo
1. Thành phần Ban Phúc khảo bài thi tự luận tương tự như thành phần Ban Chấm thi tự luận quy định tại khoản 1 Điều 26 Quy chế này; thành phần Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm tương tự như thành phần Ban Chấm thi trắc nghiệm quy định tại khoản 1 Điều 28 Quy chế này. Người đã tham gia Ban Làm phách và Ban Chấm thi tự luận không được tham gia Ban Phúc khảo bài thi tự luận; người đã tham gia Ban Chấm thi trắc nghiệm không được tham gia Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm.
2. Nhiệm vụ của các Ban Phúc khảo:
a) Ban Phúc khảo bài thi tự luận: Kiểm tra các sai sót như cộng sai điểm, ghi nhầm điểm bài thi; chấm lại các bài thi theo đề nghị của thí sinh;
b) Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm: Kiểm tra lại các sai sót trong quy trình xử lý bài thi trắc nghiệm; kiểm tra, rà soát các lỗi kỹ thuật; chấm lại các bài thi theo đề nghị của thí sinh;
c) Trình Chủ tịch Hội đồng thi quyết định điểm bài thi sau khi đã chấm phúc khảo.
3. Địa điểm tổ chức phúc khảo được bố trí tại khu vực bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Điều 24 Quy chế này.”

Như vậy, thành phần ban phúc khảo bài thi tự luận bao gồm: (a) Trưởng ban Chấm thi tự luận do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm; Phó Trưởng ban Chấm thi tự luận là lãnh đạo các phòng thuộc sở GDĐT và các trường phổ thông, trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo Phòng Quản lý thi hoặc phòng Giáo dục Trung học của sở GDĐT; (b) Một Phó Trưởng ban có chuyên môn đúng với bài thi tự luận được giao kiêm nhiệm làm Trưởng môn chấm thi.

Thành phần ban phúc khải bài thi trắc nghiệm bao gồm: (a) Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm; (b) Phó Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm là lãnh đạo các phòng thuộc sở GDĐT và lãnh đạo các trường phổ thông; (c) Tổ Chấm trắc nghiệm, gồm: Tổ trưởng Tổ Chấm trắc nghiệm do lãnh đạo Ban Chấm thi trắc nghiệm kiêm nhiệm; các thành viên khác là công chức, viên chức, giáo viên thuộc sở GDĐT và trường phổ thông; (d) Tổ Thư ký chấm trắc nghiệm, gồm: Tổ trưởng do một Phó Trưởng ban kiêm nhiệm; các thành viên khác là công chức, viên chức, giáo viên thuộc sở GDĐT và trường phổ thông; (đ) Tổ Giám sát chấm trắc nghiệm, gồm: Tổ trưởng do một Phó Trưởng ban kiêm nhiệm; các thành viên khác là công chức, viên chức, giáo viên thuộc sở GDĐT và trường phổ thông; (e) Công an, bảo vệ, y tế, phục vụ.

Quy định về chấm thẩm định trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Căn cứ Điều 34 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDDT quy định:

“Điều 34. Chấm thẩm định
1. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập Hội đồng chấm thẩm định để chấm thẩm định toàn bộ hoặc một phần số bài thi hoặc kiểm tra kết quả phúc khảo của một hoặc một số Hội đồng thi.
2. Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GDĐT: Chủ tịch là lãnh đạo Cục QLCL; Phó Chủ tịch là lãnh đạo Cục QLCL hoặc một số đơn vị thuộc Bộ GDĐT; ủy viên và thư ký là lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị thuộc Bộ GDĐT và một số thành viên là những công chức, viên chức, giáo viên, giảng viên có trình độ chuyên môn tốt.
3. Người chấm thẩm định không chấm thẩm định bài thi mình đã chấm tại Ban Chấm thi tự luận và Ban Phúc khảo bài thi tự luận.
4. Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GDĐT có thẩm quyền quyết định cuối cùng về điểm chính thức của bài thi.
5. Chủ tịch Hội đồng chấm thẩm định quyết định việc tổ chức đối thoại hay không đối thoại giữa những người chấm đợt đầu, chấm phúc khảo và chấm thẩm định.
6. Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GDĐT sử dụng con dấu của Cục QLCL.”

Theo đó, Hội đồng chấm thẩm định chỉ được thành lập khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người chấm thẩm định sẽ không được chấm bài thi mà mình đã chấm trước đó.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

32 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}