Hướng dẫn cách tính nồng độ cồn trong hơi thở khi điều khiển xe ô tô, xe máy? Mức xử phạt khi điều khiển xe có nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá mức cho phép?

Cho hỏi hiện nay cách tính nồng độ cồn trong hơi thở khi điều khiển xe ô tô, xe máy như thế nào là chính xác nhất? Câu hỏi của anh Quốc đến từ Bình Định.

Điều khiển xe ô tô khi có nồng độ cồn trong hơi thở sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ vào điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Căn cứ vào điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Căn cứ vào điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Theo đó, căn cứ vào nồng độ cồn trong hơi thở để xác định mức xử phạt hành chính theo quy định nêu trên.

Trong đó, mức xử phạt hành chính thấp nhất là 6 triệu đến 8 triệu đồng đối với trường hộ điều khiển xe ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Ngoài việc bị xử phạt hành chính khi điều khiển xe ô tô mà có nồng độ cồn trong hơi thở thì người điều khiển xe còn phải chịu hình phạt bổ sung tại điểm e, điểm g, điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Theo đó, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm thì người điều khiển xe ô tô khi có nồng độ cồn trong hơi thở sẽ bị tước bằng lái xe theo quy định nêu trên.

Hướng dẫn cách tính nồng độ cồn trong hơi thở khi điều khiển xe ô tô, xe máy? Mức xử phạt khi điều khiển xe có nồng cồn trong hơi thở?

Hướng dẫn cách tính nồng độ cồn trong hơi thở khi điều khiển xe ô tô, xe máy? Mức xử phạt khi điều khiển xe có nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá mức cho phép? (Hình từ Internet)

Người điều khiển xe máy có nồng độ cồn trong hơi thở sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ vào điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Căn cứ vào điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Căn cứ vào điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Theo đó, căn cứ vào nồng độ cồn trong hơi thở để xác định mức xử phạt hành chính theo quy định nêu trên.

Trong đó, mức xử phạt hành chính thấp nhất đối với hành vi điều khiển xe máy khi có nồng độ cồn trong hơi thở là từ 2 triệu đến 3 triệu đồng và mức xử phạt hành chính cao nhất là từ 6 triệu đến 8 triệu đồng.

Ngoài việc bị xử phạt hành chính theo quy định nêu trên thì người điều khiển xe máy khi có nồ độ cồn trong hơi thở còn chịu hình phạt bổ sung theo điểm đ, điểm e, điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Theo đó, căn cứ vào mức độ vi phạm để xác định thời gian tước bằng lái xe đối với người điều khiển xe máy khi có nồng độ cồn trong hơi thở theo quy định trên.

Cách tính nồng độ cồn trong hơi thở khi điều khiển xe ô tô, xe máy như thế nào?

- Bước 1: Tải app iThong trên Appstore hoặc Google Play

- Bước 2: Mở ứng dụng iThong và chọn vào mục Tính nồng độ cồn

- Bước 3: Sau khi chọn vào mục Tính nồng cộn thì bạn tiến hành chọn loại phương tiện xe máy hoặc xe ô tô hoặc xe đạp

- Bước 4: Tiến hành nhập các thông tin như giới tính, trọng lượng cơ thể, nồng độ cồn, thể tính đã uống và chọn mục Xem kết quả.

Trên đây là hướng dẫn cách tính nồng độ cồn trong hơi thở khi điều khiển xe ô tô, xe máy

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}