Dựa vào căn cứ nào để lập báo cáo giám sát an toàn vi mô? Thời gian hoàn thành báo cáo giám sát an toàn vi mô định kỳ là khi nào?

Chào Lawnet, tôi có thắc mắc sau: Thời gian phải hoàn thành báo cáo giám sát an toàn vi mô định kỳ sẽ là ngày nào trong năm? Căn cứ vào những thông tin nào để lập báo cáo giám sát an toàn vi mô? Xin cảm ơn!

Đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô lập báo cáo giám sát an toàn vi mô dựa trên căn cứ nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 12 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định như sau:

“Điều 12. Lập báo cáo giám sát an toàn vi mô và đề xuất, thực hiện biện pháp xử lý
1. Trên cơ sở kết quả giám sát tuân thủ, giám sát rủi ro theo quy định tại Mục 2 Chương này và căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô tiến hành:
a) Lập báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất hoặc định kỳ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Đề xuất, thực hiện các biện pháp xử lý quy định tại Chương V Thông tư này (nếu cần thiết).”

Theo đó, việc lập báo cáo giám sát an toàn vi mô sẽ được căn cứ dựa vào giám sát tuân thủ, giám sát rủi ro và các quy định của pháp luật hiện hành.

Báo cáo giám sát an toàn vi mô sẽ có 02 loại gồm báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất hoặc là định kỳ.

Dựa vào căn cứ nào để lập báo cáo giám sát an toàn vi mô? Thời gian hoàn thành báo cáo giám sát an toàn vi mô định kỳ là khi nào?

Dựa vào căn cứ nào để lập báo cáo giám sát an toàn vi mô? Thời gian hoàn thành báo cáo giám sát an toàn vi mô định kỳ là khi nào?

Lập báo cáo giám sát an toàn vi mô được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 12 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định về nguyên tắc lập, phê duyệt, gửi báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất như sau:

“Điều 12. Lập báo cáo giám sát an toàn vi mô và đề xuất, thực hiện biện pháp xử lý
2. Nguyên tắc lập, phê duyệt, gửi báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất:
a) Báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất phải được lập khi đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô phát hiện các vi phạm, nguy cơ vi phạm pháp luật, các rủi ro có ảnh hưởng đến sự an toàn hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng hoặc khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền;
b) Việc phê duyệt, gửi báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất thực hiện như sau:
(1) Báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất phải được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô;
(ii) Căn cứ kiến nghị tại báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất và thẩm quyền giải quyết kiến nghị theo quy định của pháp luật, báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất phải được gửi đến cấp có thẩm quyền để xem xét, quyết định;
(iii) Báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất được lập theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền nào thì phải được gửi đến cấp có thẩm quyền đó để xem xét, xử lý.”

Theo đó, việc lập, phê duyệt, gửi báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất được thực hiện theo các nguyên tắc quy định trên.

Thời gian hoàn thành báo cáo giám sát an toàn vi mô định kỳ là khi nào?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 12 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định như sau:

“Điều 12. Lập báo cáo giám sát an toàn vi mô và đề xuất, thực hiện biện pháp xử lý
3. Nguyên tắc lập, phê duyệt và gửi báo cáo giám sát an toàn vi mô định kỳ:
a) Báo cáo giám sát an toàn vi mô 6 tháng đầu năm phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 8 trong năm. Báo cáo giám sát an toàn vi mô hằng năm được hoàn thành trước ngày 15 tháng 4 năm tiếp theo;
b) Báo cáo giám sát an toàn vi mô được lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này cho đối tượng giám sát ngân hàng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này cho các đối tượng giám sát ngân hàng là các chi nhánh của cùng một tổ chức tín dụng trên địa bàn;
c) Việc phê duyệt, gửi báo cáo giám sát an toàn vi mô định kỳ thực hiện như sau:
(i) Đối với đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, báo cáo giám sát an toàn vi mô 6 tháng, năm phải được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô và phải được gửi đến Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để báo cáo;
(ii) Đối với đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thuộc cơ cấu tổ chức của Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội hoặc chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo giám sát an toàn vi mô 6 tháng, năm phải được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô và phải được gửi đến Lãnh đạo Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để báo cáo;
(iii) Đối với đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, báo cáo giám sát an toàn vi mô 6 tháng, năm phải được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô và được gửi đến Lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước để báo cáo;
(iv) Trường hợp báo cáo giám sát an toàn vi mô kiến nghị biện pháp xử lý đối với cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì báo cáo giám sát an toàn vi mô phải được trình cấp có thẩm quyền đó để xem xét, quyết định.”

Như vậy, việc lập, phê duyệt và gửi báo cáo giám sát an toàn vi mô định kỳ sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc quy định trên.

Theo đó, đối với báo cáo giám sát an toàn vi mô 6 tháng đầu năm thì phải hoàn thành trước ngày 31/8 trong nằm. Còn đối với báo cáo giám sát an toàn vi mô hằng năm thì phải được hoàn thành trước ngày 15/4 của năm tiếp theo.

Thông tư 08/2022/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

64 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}