Dự kiến công tác xử lý tiền Việt Nam bị hủy hoại trái pháp luật như thế nào? Quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong công tác phòng chống tiền giả?

Tôi muốn hỏi tiền Việt Nam khi bị hủy hoại trái pháp luật sẽ phải xử lý như thế nào? Số tiền đó tôi có được đem đến ngân hàng để đổi không? Tôi đang tìm hiểu về tiền Việt Nam nên muốn được hỗ trợ giải đáp.

Phát hiện, tạm thu giữ, xác minh tiền hư hỏng, biến dạng nghi do hành vi hủy hoại tiền trái pháp luật?

Căn cứ Điều 13 Dự thảo Nghị định quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam (Dự thảo 1) quy định việc phát hiện, tạm thu giữ, xác minh tiền hư hỏng, biến dạng nghi do hành vi hủy hoại tiền trái pháp luật như sau:

- Khi phát hiện dấu hiệu liên quan đến hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật, các tổ chức, cá nhân thông báo ngay cho cơ quan chức năng của công an, quân đội nơi gần nhất để xử lý.

- Khi phát hiện tiền hư hỏng, biến dạng nghi do hành vi hủy hoại trong quá trình giao dịch tiền mặt, thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc nhà nước lập biên bản (theo mẫu tại Phụ lục V), tạm thu giữ hiện vật và chuyển ngay đến cơ quan chức năng của công an, quân đội nơi gần nhất để xác minh, kết luận.

- Cơ quan chức năng của công an, quân đội xác minh, kết luận đối với tiền hư hỏng, biến dạng nghi do hành vi hủy hoại.

Dự kiến công tác xử lý tiền Việt Nam bị hủy hoại trái pháp luật như thế nào? Quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong công tác phòng chống tiền giả?

Công tác xử lý tiền Việt Nam bị hủy hoại trái pháp luật sắp tới được quy định thế nào?

Quy trình xử lý tiền Việt Nam bị hủy hoại trái pháp luật?

Căn cứ Điều 4 Dự thảo Nghị định quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam (Dự thảo lần 1) quy định sau khi xác minh tiền Việt Nam bị hủy hoại trái pháp luật, cơ quan chức năng của công an, quân đội thông báo kết luận bằng văn bản cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Trường hợp kết luận là tiền hư hỏng, biến dạng do hành vi hủy hoại tiền trái pháp luật, cơ quan chức năng của công an, quân đội xử lý theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp kết luận là tiền hư hỏng, biến dạng không phải do hành vi hủy hoại tiền trái pháp luật, cơ quan chức năng của công an, quân đội hoàn trả cho tổ chức, cá nhân có tiền bị hư hỏng, biến dạng hoặc chuyển Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc nhà nước để xử lý theo quy định về thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

Tiếp theo là công tác Lưu giữ, bảo quản, giao nhận, vận chuyển tiền bị hủy hoại trái pháp luật quy định tại Điều 15 Dự thảo Nghị định quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam (Dự thảo lần 1) như sau:

- Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giữ lại một số tiền bị hủy hoại trái pháp luật làm tư liệu nghiên cứu. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quyết định số lượng, chủng loại và quy định việc quản lý, sử dụng số tư liệu này.

- Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định việc đóng gói, bảo quản, giao nhận, vận chuyển tiền bị hủy hoại trái pháp luật trong phạm vi, thẩm quyền quản lý.

Cuối cùng số tiền Việt Nam bị hủy hoại trái pháp luật sẽ được thu nhân và tiêu hủy theo Điều 16 Dự thảo Nghị định quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam (Dự thảo lần 1) như sau:

- Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu nhận, tiêu hủy tiền bị hủy hoại trái pháp luật. Việc tiêu hủy tiền bị hủy hoại thực hiện theo quy định như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

- Việc tiêu hủy tiền bị hủy hoại trái pháp luật liên quan đến các vụ việc vi phạm pháp luật thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, số tiền Việt Nam bị hủy hoại trái pháp luật sẽ không được đem đi đổi mà sẽ được tiêu hủy bởi cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và xử phạt hành chính.

Quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong phòng chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam?

Căn cứ các Điều tại chương V Dự thảo Nghị định quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam (Dự thảo 1) quy định các quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong phòng chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam như sau:

"Điều 20. Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
1. Bảo quản tiền Việt Nam trong quá trình quản lý, sử dụng.
2. Yêu cầu cơ quan chức năng giám định tiền giả, tiền nghi giả theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Kịp thời thông báo cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm nơi thuận tiện nhất về các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam và các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
4. Tuân thủ các quy định về sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam.
Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Chịu trách nhiệm chính, toàn diện trong công tác phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam, chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị liên quan trong công tác phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam.
2. Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan tổ chức công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức, pháp luật, hợp tác quốc tế về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam.
Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Phối hợp với Bộ Công an kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam theo phạm vi, thẩm quyền quản lý; hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan chức năng và đơn vị liên quan trong việc xử lý các trường hợp tiền giả, tiền nghi giả, tiền nghi bị hủy hoại và phối hợp trong công tác phòng, chống tiền giả, bảo vệ tiền Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Phối hợp với Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan trong công tác thông tin, tuyên truyền về bảo vệ tiền Việt Nam.
Điều 23. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước
1. Bảo đảm đồng tiền trong lưu thông bền, đẹp, có khả năng chống giả cao, thuận tiện trong quản lý, sử dụng và hướng dẫn các biện pháp bảo quản phù hợp với chất liệu đồng tiền nhằm làm tăng thời gian sử dụng đồng tiền trong lưu thông.
2. Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp nâng cao chất lượng, khả năng chống giả của đồng tiền Việt Nam.
3. Hướng dẫn, kiểm tra việc xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng; Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam đúng pháp luật; Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan trong công tác thông tin, tuyên truyền về bảo vệ tiền Việt Nam.
Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Hướng dẫn, phân bổ kinh phí, thực hiện chi ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan trực thuộc tổ chức thực hiện Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Hướng dẫn, kiểm tra việc xử lý tiền giả, tiền nghi giả, tiền nghi bị hủy hoại theo phạm vi thẩm quyền quản lý.
Điều 25. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Quản lý thông tin của báo chí, quản lý nội dung phát thanh, truyền hình, quản lý xuất bản (bao gồm xuất bản, in, phát hành), quản lý thông tin điện tử đảm bảo đúng quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam.
2. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng nội dung thông tin tuyên truyền và hướng dẫn, chỉ đạo hệ thống thông tin cơ cở và hệ thống đài phát thanh, truyền hình trên phạm vi cả nước phối hợp thực hiện thông tin truyền truyền về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam.
Điều 26. Báo cáo và khen thưởng
1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam.
2. Việc khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam do các Bộ, cơ quan nêu tại Khoản 1 Điều này xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật. Trường hợp các đơn vị, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, các Bộ, cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ khen thưởng."

Chi tiết Dự thảo Nghị định quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam (Dự thảo 1): tại đây.

Cù Thị Bích Hiền

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

8 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}