Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư để phục vụ giao dịch dân sự, kinh tế trong giai đoạn 2025-2030?

Cho hỏi việc ứng dụng dữ liệu dân cư để phục vụ giao dịch dân sự, kinh tế trong giai đoạn 2025-2030 được thực hiện thế nào? Câu hỏi của chị Hà đến từ An Giang.

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư để phục vụ giao dịch dân sự, kinh tế trong giai đoạn 2025-2030?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục I Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra mục tiêu cụ thể về nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2030 như sau:

- 70% mẫu đơn, tờ khai có thông tin công dân được chuẩn hóa thống nhất theo yêu cầu từ dữ liệu gốc của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- 100% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp bộ, tỉnh; 100% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp huyện và 80% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- Hoàn thiện các thể chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển, cung cấp ứng dụng, dịch vụ số về dân cư theo tình hình thực tiễn, chú trọng phổ biến pháp lý liên quan đến các sáng kiến quản lý nhà nước.

...

- Tiếp tục cập nhật đổi mới phương thức tuyên truyền, phổ biến, phổ cập kỹ năng số đối với các tiện ích, dịch vụ liên quan đến dân cư cho mọi thành phần xã hội.

- Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư do Bộ Công an trong quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương và phục vụ giao dịch dân sự, kinh tế.

Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ đẩy mạnh việc ứng dụng dữ liệu dân cư vào mục đích phục vụ giao dịch dân sự và kinh tế

Đẩy mạnh việc cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp cho công dân có đủ điều kiện nhưng chưa được cấp trong năm 2022?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục I Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra mục tiêu cụ thể về nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong năm 2022 như sau:

- Hoàn thành tích hợp, cung cấp dịch vụ xác thực thông tin về số Chứng minh nhân dân (9 số) với Căn cước công dân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để 100% tài khoản định danh điện tử của cá nhân đã được tạo lập bởi Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh thực hiện được việc xác thực với danh tính điện tử do Bộ Công an cung cấp.

- Hoàn thành việc xác định lộ trình thực hiện chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu phục vụ người dân, doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng xác thực, chia sẻ bảng dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

- Tiếp tục hoàn thiện dữ liệu dân cư bảo đảm “đúng”, “đủ”, “sạch”, “sống”; đẩy mạnh việc hoàn thành sản xuất, cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử cho công dân đủ điều kiện nhưng chưa được cấp hoặc cấp đổi, cấp lại theo quy định.

- Hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển, cung cấp ứng dụng, dịch vụ số liên quan đến thông tin dân cư. Trong đó, tập trung xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Nghị định về định danh và xác thực điện tử.

- Hoàn thành việc kết nối, tích hợp hệ thống xác thực định danh điện tử của Bộ Công an với Cổng Dịch vụ công quốc gia trong quý I năm 2022 phục vụ định danh, xác thực, tạo lập tài khoản điện tử của cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

- Hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu thuế trong quý I năm 2022 phục vụ xác thực thông tin về người nộp thuế trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thuế, giúp 100% người nộp thuế không phải khai báo lại các thông tin thay đổi đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Hoàn thành việc kết nối, chia sẻ, xác thực thông tin công dân với Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng những thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối, chia sẻ thì không yêu cầu người dân khai báo lại.

- Bảo đảm 100% tài khoản điện tử của Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh đã được cấp trước khi Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg năm 2021 có hiệu lực, được xác thực với danh tính điện tử do Bộ Công an cung cấp; 100% người dân chưa có danh tính điện tử khi thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp huyện được cấp định danh điện tử từ hệ thống định danh và xác thực điện tử do Bộ Công an cung cấp; 100% công dân không phải xuất trình hồ sơ chứng minh thông tin của bản thân khi thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa đã có hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Bảo đảm từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực các thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ Căn cước công dân, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID), trong đó, tập trung thực hiện ngay đối với một số giấy tờ như: Bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức...

Theo đó, trong năm 2022 cần phải đẩy mạnh việc cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp cho công dân có đủ điều kiện nhưng chưa được cấp.

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư để phục vụ giao dịch dân sự, kinh tế trong giai đoạn 2025-2030?

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư để phục vụ giao dịch dân sự, kinh tế trong giai đoạn 2025-2030?

Tất cả thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định sẽ được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến từ năm 2023-2025?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục I Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra mục tiêu cụ thể về nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong giai đoạn 2023-2025 như sau:

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển, cung cấp ứng dụng, dịch vụ số liên quan đến thông tin dân cư. Trong đó, tập trung xây dựng trình Quốc hội thông qua Luật Căn cước công dân sửa đổi.

- 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được định danh, xác thực điện tử hoặc xác thực, chia sẻ dữ liệu dân cư.

...

- Hoàn thành việc kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với hệ thống quản lý án điện tử của Tòa án nhân dân để xác minh định danh điện tử đối với thông tin liên quan đến đương sự, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng hoặc xác minh thông tin chứng cứ của vụ án phục vụ cho hoạt động của Tòa án điện tử.

Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025 thì tất cả các thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định pháp luật sẽ được cung cấp dưới dạng dịch vụ công ở mức độ 4.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}