Đã tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình mà đi làm công ty thì xử lý thế nào? Đối tượng nào tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình?

Tôi muốn hỏi đã tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình mà đi làm công ty thì xử lý thế nào? - câu hỏi của anh Tũn (Bình Dương)

Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế gồm những ai?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 37 Luật Cư trú 2020 quy định như sau:

Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các luật có liên quan đến quản lý cư trú
...
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 2 của Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật số 46/2014/QH13, Luật số 97/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14 như sau:
“7. Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.”.

Theo đó, Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.

Đã tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình mà đi làm công ty thì xử lý thế nào? Đối tượng nào tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình?

Đã tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình mà đi làm công ty thì xử lý thế nào? Đối tượng nào tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình?

Đã tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình mà đi làm công ty thì xử lý thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định như sau:

Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế.

Như vậy, trường hợp một người tham gia đồng thời BHYT hộ gia đình và BHYT tại doanh nghiệp thì người đó sẽ tham BHYT theo nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

Đối với BHYT hộ gia đình đã tham gia trước đó sẽ được cơ quan bảo hiểm hoàn lại tiền đã đóng BHYT. Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ được tính từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng.

Việc lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế của một số đối tượng hiện nay được quy định ra sao?

Căn cứ theo nội dung tại Điều 11 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế, việc lập danh sách thẻ bảo hiểm y tế của một số đối tượng được quy định như sau:

Lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế của một số đối tượng
1. Người sử dụng lao động lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế của nhóm đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này.
2. Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 15 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 1 Điều 1, khoản 13 Điều 3 và Điều 6 Nghị định này và theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
4. Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể theo quy định của pháp luật, cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ giấy ra viện do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hiến bộ phận cơ thể cấp cho đối tượng này để cấp thẻ bảo hiểm y tế.
5. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm lập danh sách đối tượng quy định tại Điều 2; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16 và 17 Điều 3; khoản 1, 2 và 4 Điều 4 và Điều 5 Nghị định này.
6. Danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được lập theo Mẫu số 2 và Mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, việc lập danh sách thẻ bảo hiểm y tế của một số đối tượng hiện nay được các chủ thực hiện theo nội dung nêu trên. Trong đó, danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được lập theo các mẫu Danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và Danh sách thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Đối tượng nào tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị Định 104/2022/NĐ-CPkhoản 2 Điều 2 Nghị Định 104/2022/NĐ-CP) quy định như sau:

Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
1. Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2.Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

Theo đó, đối tượng đóng Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm:

- Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội, trừ những người đã tham gia BHYT thuộc các nhóm sau đây:

+ Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

+ Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.

+ Nhóm do ngân sách nhà nước đóng.

+ Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.

+ Nhóm do người sử dụng lao động đóng

- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}