Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình được không? Giao dịch chứng khoán được thực hiện như thế nào?

Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình không? Giao dịch mua chứng khoán được thực hiện như thế nào? - Câu hỏi của Ngọc (Tây Ninh)

Công ty đại chúng được mua lại cổ phiếu của chính mình được không?

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 120/2020/TT-BTC về nội dung này như sau:

- Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình trên hệ thống giao dịch chứng khoán phải tuân thủ các quy định sau đây:

+ Công ty đại chúng phải thực hiện giao dịch mua lại cổ phiếu của chính mình theo đúng nội dung đã công bố thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Chứng khoán.

+ Nguyên tắc xác định giá đặt mua lại cổ phiếu của chính mình của công ty đại chúng theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận được quy định như sau:

++ Giá đặt mua ≤ Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x 50% Biên độ dao động giá cổ phiếu).

++ Khối lượng đặt mua: Trong mỗi ngày giao dịch, tổng khối lượng đặt mua tối thiểu là 3% và tối đa là 10% khối lượng giao dịch đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (khối lượng đặt mua không bao gồm khối lượng hủy lệnh và quy định này được miễn trừ khi khối lượng mua còn lại ít hơn 3%).

Quy định này áp dụng cho tới khi công ty đại chúng hoàn tất giao dịch mua lại cổ phiếu của chính mình với khối lượng đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Ngoài ra, Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình được bán ra cổ phiếu sau khi mua lại theo quy định tại khoản 7 Điều 36 Luật Chứng khoán. Việc bán ra cổ phiếu thực hiện trên hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy chế giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hoặc ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy định pháp luật về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.

- Trường hợp công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình trước ngày 01/01/2021 bán ra cổ phiếu đã mua lại theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận như sau:

+ Giá đặt bán ≥ Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x 50% Biên độ dao động giá cổ phiếu).

+ Khối lượng đặt bán: trong mỗi ngày giao dịch, tổng khối lượng đặt bán tối thiểu từ 3% và tối đa là 10% khối lượng giao dịch đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (khối lượng đặt bán không bao gồm khối lượng hủy lệnh và quy định này được miễn trừ khi khối lượng bán còn lại ít hơn 3%).

Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình được không? Giao dịch chứng khoán được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Giao dịch mua chứng khoán được thực hiện như thế nào?

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 120/2020/TT-BTC, Giao dịch chứng khoán được thực hiện trong hai giai đoạn khác nhau dẫn đến quy định về giao dịch mua chứng khoán có sự khác biệt trước và sau khi triển khai hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm như sau:

- Trong thời gian chưa triển khai hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm, giao dịch mua chứng khoán được thực hiện như sau:

+ Nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh mua chứng khoán khi có đủ tiền trên tài khoản giao dịch chứng khoán, ngoại trừ giao dịch ký quỹ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này. Trường hợp nhà đầu tư mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại ngân hàng lưu ký và mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán, nhà đầu tư được đặt lệnh mua chứng khoán và công ty chứng khoán được thực hiện lệnh mua chứng khoán khi có bảo lãnh thanh toán hoặc xác nhận của ngân hàng lưu ký về việc ngân hàng lưu ký chấp nhận yêu cầu thanh toán giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư.

+ Công ty chứng khoán chịu trách nhiệm theo dõi số dư chứng khoán, số dư tiền (ngoại trừ trường hợp nhà đầu tư mở tài khoản lưu ký tại ngân hàng lưu ký), kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp các lệnh giao dịch của nhà đầu tư.

- Sau khi hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm được triển khai, giao dịch mua chứng khoán được thực hiện như sau:

+ Nhà đầu tư đặt lệnh mua chứng khoán phải có đủ tài sản ký quỹ bù trừ tại thành viên bù trừ theo quy định pháp luật về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.

+ Công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chỉ được nhập lệnh vào hệ thống giao dịch chứng khoán khi nhà đầu tư đã đáp ứng yêu cầu về ký quỹ bù trừ theo quy định và yêu cầu của thành viên bù trừ. Trường hợp nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch, tài khoản ký quỹ bù trừ tại công ty chứng khoán và mở tài khoản lưu ký tại ngân hàng lưu ký, công ty chứng khoán nhập lệnh vào hệ thống giao dịch chứng khoán khi có bảo lãnh hoặc xác nhận của ngân hàng lưu ký về việc đáp ứng yêu cầu ký quỹ bù trừ và thanh toán của nhà đầu tư trên cơ sở thỏa thuận giữa công ty chứng khoán và ngân hàng lưu ký.

+ Việc theo dõi, xác nhận số dư chứng khoán, số dư tiền trước khi giao dịch chứng khoán thực hiện theo quy định pháp luật bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.

Lưu ý:

- Nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh bán đối với chứng khoán được phép giao dịch đã có sẵn trên tài khoản lưu ký của nhà đầu tư tại ngày giao dịch, ngoại trừ các trường hợp: thành viên lập quỹ hoán đổi danh mục được bán chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục, bán chứng khoán cơ cấu khi bảo đảm có đủ chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục, chứng khoán cơ cấu để chuyển giao trước thời hạn thanh toán theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; giao dịch trong ngày theo quy định tại Điều 10 Thông tư này; bán chứng khoán chờ về.

Tùy vào tình hình thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai hoạt động bán chứng khoán chờ về.

- Nhà đầu tư không được đặt các lệnh giao dịch cùng mua, cùng bán đồng thời cùng một mã chứng khoán trong cùng một đợt khớp lệnh định kỳ, trừ các lệnh đã được nhập vào hệ thống giao dịch chứng khoán tại đợt giao dịch trước đó, chưa được khớp nhưng vẫn còn hiệu lực.

Theo đó, Công ty chứng khoán có trách nhiệm kiểm soát việc đặt lệnh cùng mua, cùng bán trong cùng một đợt giao dịch khớp lệnh định kỳ của nhà đầu tư trên tài khoản giao dịch mở tại công ty mình.

Ngoài ra, Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được phép sử dụng tài khoản giao dịch môi giới quy định tại điểm b khoản 7 Điều 6 Thông tư này để vừa đặt lệnh mua và lệnh bán cùng một mã chứng khoán trong từng đợt khớp lệnh (định kỳ hoặc liên lục) hoặc giao dịch thỏa thuận, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc lệnh mua và lệnh bán chứng khoán không phải của cùng một nhà đầu tư nước ngoài.

Khi nào Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam quyết định biên độ dao động giá?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 120/2020/TT-BTC về nội dung này như sau:

- Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam quyết định biên độ dao động giá sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

- Trong trường hợp cần thiết để ổn định thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá và công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Như vậy, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam quyết định biên độ dao động giá sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}