Chỉ tiến hành lưu chiểu phim đối với phim được cấp Giấy phép phân loại phim theo quy định từ ngày 01/01/2023?
- Quy định về lưu chiểu phim hiện nay như thế nào?
- Thay đổi về quy định lưu chiểu phim kể từ năm 2023?
- Lưu trữ phim trong thời gian sắp tới sẽ thực hiện như thế nào?
- Cơ sở lưu trữ phim phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn bản phim, kịch bản và tài liệu kèm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật?
- Chủ sở hữu phim sẽ có quyền và nghĩa gì trong việc lưu chiểu, lưu trữ phim?
Quy định về lưu chiểu phim hiện nay như thế nào?
Căn cứ vào Điều 45 Luật Điện ảnh 2006 quy định về lưu chiếu phim hiện nay như sau:
“Điều 45. Lưu chiểu phim
1. Cơ sở sản xuất phim, cơ sở nhập khẩu phim phải nộp một bản lưu chiểu bộ phim tại cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim.
2. Phim sản xuất bằng vật liệu nào thì nộp lưu chiểu bằng vật liệu đó.
3. Đối với phim nhựa nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu phim nộp lưu chiểu bằng băng phim, đĩa phim được in sang từ bộ phim trình duyệt.
4. Trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày phim được cấp giấy phép phổ biến, cơ quan nhận lưu chiểu quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm nộp bản phim lưu chiểu cho cơ sở lưu trữ phim.”
Theo đó, cơ sở sản xuất phim, cơ sở nhập khẩu phim phải nộp 01 bản lưu chiểu phim tại cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim.
Chỉ tiến hành lưu chiểu phim đối với phim được cấp Giấy phép phân loại phim theo quy định từ ngày 01/01/2023?
Thay đổi về quy định lưu chiểu phim kể từ năm 2023?
Căn cứ vào Điều 33 Luật Điện ảnh 2022 quy định như sau:
“Điều 33. Lưu chiểu phim
1. Cơ sở điện ảnh có phim được cấp Giấy phép phân loại phim theo quy định phải nộp lưu chiểu 01 bản phim cho cơ quan cấp Giấy phép phân loại phim. Đối với phim Việt Nam sử dụng ngân sách nhà nước phải nộp kịch bản và tài liệu kèm theo phim.
2. Thời hạn lưu chiểu phim Việt Nam là 12 tháng kể từ ngày phim được cấp Giấy phép phân loại phim; thời hạn lưu chiểu phim nhập khẩu theo quy định trong Giấy phép phân loại phim.
3. Hết thời hạn lưu chiểu, cơ quan nhận lưu chiểu phim có trách nhiệm sau đây:
a) Chuyển bản phim lưu chiểu không khóa mã, kịch bản và tài liệu kèm theo phim cho cơ sở lưu trữ phim đối với phim Việt Nam sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Chuyển bản phim lưu chiểu cho cơ sở lưu trữ phim đối với phim Việt Nam sản xuất không sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Trả lại bản phim lưu chiểu cho cơ sở nộp lưu chiểu đối với phim nhập khẩu.
4. Cơ sở điện ảnh phải mở mã khóa phim để đối chiếu, kiểm tra khi có yêu cầu của cơ quan cấp Giấy phép phân loại phim.”
Theo đó, trong thời gian sắp tới chỉ tiến hành lưu chiểu phim đối với phim được cấp Giấy phép phân loại phim theo quy định mà thôi. Ngoài ra, đối với phim Việt Nam sử dụng ngân sách nhà nước thì phải nộp kịch bản và tài liệu kèm theo phim được lưu chiểu.
Lưu trữ phim trong thời gian sắp tới sẽ thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 34 Luật Điện ảnh 2022 quy định như sau:
“Điều 34. Lưu trữ phim
1. Cơ sở lưu trữ phim thuộc cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch có trách nhiệm lưu trữ phim Việt Nam đã được cấp Giấy phép phân loại phim.
2. Cơ sở lưu trữ phim thuộc cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình có trách nhiệm lưu trữ phim của cơ quan, đơn vị.
3. Cơ sở lưu trữ phim thuộc Bộ, ngành lưu trữ phim lưu hành nội bộ; cơ quan nghiên cứu khoa học lưu trữ phim của cơ quan, đơn vị.”
Theo đó, việc lưu trữ phim sẽ tùy thuộc vào cơ sở lưu trữ phim là cơ quan nào để xác định trách nhiệm theo quy định nêu trên.
Cơ sở lưu trữ phim phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn bản phim, kịch bản và tài liệu kèm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật?
Căn cứ vào Điều 35 Luật Điện ảnh 2022 quy định như sau:
“Điều 35. Quyền và trách nhiệm của cơ sở lưu trữ phim
1. Lưu trữ, cung cấp bản sao, in trích tư liệu cho chủ sở hữu phim và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động bảo quản, lưu trữ, phục hồi phim; khai thác phim theo thỏa thuận với chủ sở hữu phim.
3. Mua, nhận chuyển giao phim ở trong nước và nước ngoài có giá trị để phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
4. Cung cấp dịch vụ lưu trữ; bán, cho thuê, phổ biến phim lưu trữ theo thỏa thuận với chủ sở hữu phim.
5. Bảo đảm an toàn bản phim, kịch bản và tài liệu kèm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với phim lưu trữ tại cơ sở.”
Như vậy, cơ sở lưu trữ phim sẽ có trách nhiệm trong việc lưu trữ phim theo quy định nêu trên.
Theo đó, cơ sở lưu trữ phim sẽ có trách nhiệm bảo đảm an toàn bản phim, kịch bản và tài liệu kèm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Chủ sở hữu phim sẽ có quyền và nghĩa gì trong việc lưu chiểu, lưu trữ phim?
Căn cứ vào Điều 36 Luật Điện ảnh 2022 quy định như sau:
“Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phim trong hoạt động lưu chiểu, lưu trữ
1. Được cơ sở lưu trữ phim bảo đảm an toàn bản phim, tư liệu, tài liệu kèm theo phim; bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định việc bán, cho thuê, phổ biến, sử dụng dịch vụ đối với phim lưu trữ.
3. Nộp lưu chiểu phim theo quy định tại Điều 33 của Luật này.
4. Mở mã khóa phim để đối chiếu, kiểm tra khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Theo đó, chủ sở hữu phim sẽ có quyền và trách nhiệm trong hoạt động lưu chiến và lưu trữ phim theo quy định nêu trên.
Luật Điện ảnh 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;